Toàn Văn


Thái Tông Hoàng Đế [ 44 trang ]

Tách câu và Phiên âm

. [18a*1*1]
thông hảo, thiên hạ yến nhiên, truyền tộ cầu thế, khả kiến kì hữu đế vương chi lược.
. [18a*2*1]
Duy hiếu Phật Lão nhất sự vi chi luỹ nhĩ.
. [18a*3*1]
Thái Tông Hoàng Đế.
殿 . [18a*3*5]
[Huý Phật Mã, nhất danh Đức Chính, Thái Tổ trưởng tử dã. Kì mẫu Hoàng hậu Lê thị, dĩ Lê Ứng Thiên thất niên, Canh Tí lục nguyệt nhị thập lục nhật, đản sinh vu Trường Yên phủ. Thái Tổ thụ thiền, lập vi Đông cung Thái tử. Cập Thái Tổ băng, lại Phụng Hiểu chi chí dũng, đồng tâm tế nạn, toại tức Hoàng đế vị, ngũ thập ngũ tuế, băng vu Trường Xuân điện.
. [18a*5*19]
tại vị nhị thập thất niên, thọ Đế trầm cơ tiên vật, đồng phù Hán Quang chinh phạt tứ khắc, tỉ tích Đường Thái.
𱑏 . [18a*6*12]
Nhiên quân tử mỗi dĩ căng đại quá cử trách bị kì hiền.].
. [18a*7*1]
Sơ Đế chi sinh dã, thời Trường Yên phủ hữu dân gia ngưu cư nhiên tự hoán kì giác, kì dân dĩ vi bất tường ưu chi.
. [18a*8*12]
Hữu thiện chiêm giả quá kì gia, tiếu viết: "Thử nãi cải tân chi tượng, tử hà dự yên!" Dân ưu..

Trang: 18a

Dịch Quốc Ngữ


thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là chỗ kém.

THÁI TÔNG HOÀNG ĐẾ.

Tên huý là Phật Mã, một tên khác là Đức Chính, con trưởng của Thái Tổ. Mẹ là hoàng hậu họ Lê, sinh vua vào ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên năm thứ 7 [1000] thời Lê, ở phủ Trường Yên. Thái Tổ được nhường ngôi, lập Đông cung thái tử. Khi Thái Tổ băng, nhờ có Phụng Hiểu trung dũng, đồng lòng cứu nạn, lên ngôi hoàng đế, ở ngôi 27 năm [1028-1054], thọ 55 tuổi [1000-1054], băng ở điện Trường Xuân. Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông. Nhưng người quân tử còn lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách vua chưa hiền.

Khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người ấy cho là điềm không lành,