Công trình của chúng tôi |
Hội làm việc trên năm khu vực mấu chốt hướng theo sứ mệnh của Hội về bảo tồn và khuyến khích nghiên cứu văn học Hán-Nôm. 1. Chuẩn hoá tập kí tự Nôm và font. Điểm then chốt để bảo tồn chữ Hán-Nôm là chuẩn hoá tập kí tự cho viễn thông số thức. Điều này tạo khả năng cho sinh viên, học giả và công chúng trên khắp thế giới truy nhập và chia sẻ các văn bản trực tuyến, và áp dụng công nghệ hiện đại vào nghiên cứu Hán-Nôm. Chuẩn hoá là điều được những người sáng lập VNPF đưa tới và liên tục là phần quan trọng của công việc của chúng tôi. Trong khi trên 18,000 kí tự Hán-Nôm đã được mã hoá trong Unicode 8.0, dựa trên nội dung của thư viện số thức hiện thời của chúng tôi, chúng tôi ước lượng rằng có thể có 5,000 kí tự nữa cần được chuẩn hoá. Nhóm báo cáo viên chữ biểu ý - Ideographic Rapporteurs' Group (IRG) là nhóm công tác của ISO xây dựng các đề nghị cho Unicode và ISO 10646 về việc chuẩn hoá các kí tự Hán biểu ý được dùng ở Đông Á. VNPF đã hoạt động tích cực trong IRG từ lúc khởi đầu, kể cả việc là chủ nhà cho nhiều cuộc họp ở Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục tham gia vào công việc quan trọng về mở rộng bao quát các kí tự được mã hoá bên trong các từ Hán Nôm được số thức hoá. Liên quan tới việc chuẩn hoá tập kí tự là phát triển bộ font được chuẩn hoá. VNPF cung cấp font Nom Na Tong Light dưới dạng thức TrueType, một font tham chiếu có bao gồm hơn 30,000 kí tự Hán-Nôm. Font này đã được dùng trong xuất bản cuốn Spring Essence: Thơ Hồ Xuân Hương. Các sách chữ Nôm trước đây chỉ được xuất bản theo dạng in khắc gỗ. Spring Essence là cuốn sách Nôm đầu tiên được in trong font số thức. Việc xuất bản bước ngoặt này và việc in chữ Nôm qua công nghệ máy tính đã mở ra khả năng mở khoá hệ thống chữ viết Nôm cổ điển bằng việc truy nhập vào nó và hiển thị nó bằng máy tính. Font này là sẵn có để tải xuống miễn phí từ website của Hội. 2. Bảo tồn dạng số thức và vật lí các văn bản Hán-Nôm. Hàng thập kỉ chiến tranh và tiếp đó là tổn thất kinh tế làm cho Việt Nam đã để các bộ sưu tập văn bản chữ Nôm cả công lẫn tư trong trạng thái hiểm nghèo. Do đó một trọng tâm của Hội đã là việc bảo tồn về vật lí và số thức cho các tập tài liệu Hán-Nôm. Điều này bao gồm hỗ trợ kĩ thuật trực tiếp với tổ chuyên gia riêng của chúng tôi cũng như hỗ trợ cho các nỗ lực khác, kể cả những nỗ lực của Viện Hán Nôm và Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Trong hợp tác với Thư viện quốc gia Việt Nam, Hội đã số thức hoá và làm biên mục cho một số trong 4000 văn bản Hán-Nôm. Đây là thư viện số thức đầu tiên như vậy ở Việt Nam. Đồng thời, với tài trợ từ Thư viện đại học bang North Carolina, và dưới dự hướng dẫn của Ts. John F. Dean của đại học Cornell, VNPF đã tiến hành việc bảo quản vật lí phần lớn bộ sưu tập Hán-Nôm tại Thư viện quốc gia. Bộ sưu tập tại Thư viện quốc gia và các bộ sưu tập khác là có sẵn tại NLV Collection. VNPF gần đây đã hoàn thành việc số thức hoá toàn cầu mọi văn bản Hán-Nôm, câu khắc Siddham (tiếng Phạnt), trạm trổ tại cổng, và tranh điện thờ tại một trong những ngôi chùa Phật giáo quan trọng nhất và cổ nhất ở Việt Nam, Chùa Thắng Nghiêm 勝嚴寺. Ngôi chùa đã được thành lập vào triều nhà Lý từ 1000 năm trước ngay sau khi người Việt Nam giành được độc lập từ Trung Quốc. Về truyền thống chùa Thắng Nghiêm đã là nơi vua và tướng lĩnh người Việt lần đầu tiên tới cầu lễ sau khi họ lên ngôi hay nhậm chức. Nó đã gần như bị phá huỷ hoàn toàn bởi các cuộc ném bom năm 1946 và được phục dựng lại bởi sư thầy hiện thời của chùa, không có hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Năm 2011, hội đã được Trung tâm di sản văn hoá thuộc Bộ Văn hoá khuyến khích tạo ra một bản lưu trữ toàn diện trên web cho ngôi chùa này, mà có thể dùng như một mô hình cho việc bảo tồn văn hoá cho các vị trí tôn giáo khác. Các văn bản được số thức hoá bây giờ có sẵn cho xem trên website của chúng tôi. Trong tương lai, chúng tôi hi vọng mở rộng nỗ lực của mình sang các bộ sưu tập khác, kể cả các thư viện tư. Rất nhiều tài liệu đã được giữ trong các bộ sưu tập của riêng các học giả và các gia đình tự hào về di sản của họ và quan tâm tới việc bảo vệ nó. Chúng tôi tin rằng việc số thức hoá cung cấp phương tiện mới về bảo tồn mà không làm mất quyền sở hữu và lập kế hoạch tìm kiếm các cơ hội để tiếp tục làm cho những cơ hội có giá trị này thành sẵn có cho thế giới. Trong khi chúng tôi hi vọng rằng một ngày nào đó bản thảo gốc của Truyện Kiều hay thơ Hồ Xuân Hương có xuất hiện trong bộ sưu tập tư, mặc dù không có gì lớn được lộ qua việc số thức hoá, tất cả những tài liệu này là một phần của di sản xác định. Chúng tôi cũng hi vọng phát triển dịch vụ thư mục. Điều này sẽ bao gồm việc viếng thăm vị trí và làm điều tra về việc nắm giữ các bộ sưu tập mà chúng tôi biết có các văn bản Nôm. Văn bản Nôm thường bị nhận diện nhầm là văn bản Trung Quốc (vì, thông thường nhất, không có sẵn người đọc được chữ Nôm nhưng cũng bởi vì nhiều văn bản Nôm có trang tựa đề tiếng Trung Quốc). Những văn bản này nằm trên các giá sách mà không có nhận diện thư mục. Chúng tôi hi vọng tiến hành cuộc điều tra dài hạn sẽ nhận diện đầy đủ các nơi cất giữ văn bản Nôm rải rác trên khắp thế giới. Tổ điều tra của chúng tôi sẽ bao gồm các chuyên gia chữ Nôm từ Hội nhưng cũng từ các viện nghiên cứu chính ở Việt Nam, như Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm và Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học. 3. Bộ lưu trữ di sản Nôm, thư viện số thức các văn bản Hán-Nôm.. Bên cạnh việc quét các ảnh của bộ sưu tập Thư viện quốc gia và bộ sưu tập chùa Thắng Nghiêm sẵn có, Hội cũng đã phát triển và làm sẵn có các phiên bản văn bản tìm kiếm được của những tài liệu Hán-Nôm quan trọng về văn hoá. Chung cuộc chúng tôi hi vọng làm thành sẵn có một bộ đa dạng các thể loại, kể cả thơ ca Phật giáo và các bài viết khác của triều đại Lý và Trần, lịch sử, các bài dân ca và kinh điển, các câu ngạn ngữ và các vở tuồng, kịch. Cho tới đầu năm 2016, các văn bản sau là sẵn có cho nghiên cứu trong Hán-Nôm và Quốc Ngữ trên website của chúng tôi.
4. In và xuất bản trực tuyến các công trình tham chiếu Hán-Nôm. Hội đã hỗ trợ in và xuất bản trực tuyến một số công trình tham khảo quan trọng liên quan tới chữ Nôm.
5. Hỗ trợ cho học bổng về Hán-Nôm. Hội tìm kiếm các cách thức khuyến khích các học giả làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu Hán-Nôm. Hỗ trợ này có một số dạng khác nhau. Chúng tôi tặng Giải thưởng Balaban để công nhận các học giả cao cấp và học giả trẻ trong Việt Nam, những người đã có đóng góp lớn cho lĩnh vực này. Giải thưởng gần đây nhất được trao trong tháng 3/ 2017. Chúng tôi cũng cấp giải thưởng học bổng học chữ Nôm cho các sinh viên ở các mức độ đa dạng ở Mĩ và Việt Nam, những người muốn học chữ Nôm dưới sự kèm cặp của những người có thẩm quyền đã được thừa nhận. Hội cũng tài trợ cho các cuộc hội nghị quốc tế liên quan tới nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt và văn học (tại Hà Nội năm 2004; tại Huế năm 2006) và đã thu xếp xuất bản các bài báo được trình bày ở các cuộc hội nghị này. Vào tháng 9/2016, Hội và đại học Rutgers đã cùng tài trợ cho một hội nghị chuyên đề được tổ chức tại Rutgers về việc số thức hoá bộ sưu tập sách được hoàn thành gần đây tại chùa Thắng Nghiêm, "Học vấn và Phật giáo ở Việt Nam trong thời tiền hiện đại: Cách phân tích đa ngành về phức hợp chùa Thắng Nghiêm-Phổ Nhân và Thư viện mới được số thức hoá của nó." Vào đầu tháng 3/2017 chúng tôi đã tổ chức một cuộc hội thảo về Nhân văn Số thức tại Viện Công nghệ Thông tin ở Hà Nội. Cuộc hội thảo hai ngày được bốn chuyên gia quốc tế dẫn dắt và có sự tham gia của những người nghiên cứu nhân văn Việt Nam và các chuyên viên CNTT từ một số các cơ quan, tổ chức. Cuộc hội thảo đã cung cấp một tổng quan về lĩnh vực này, xem xét nhiều trường hợp khảo cứu theo chiều sâu và hướng dẫn những người tham dự về các kĩ thuật thực hành liền tay với những ứng dụng liên quan tới nghiên cứu Hán-Nôm. Chúng tôi hi vọng rằng hội thảo này và việc theo đuổi các cuộc hội thảo nữa sẽ kích thích nghiên cứu Hán-Nôm qua sự cộng tác dài hạn giữa các nhà nghiên cứu trong nhân văn và công nghệ. |