Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa chong đèn chực tuổi
chong đèn chực tuổi 終畑直嵗
đgt. Thng dịch cụm nhiên đăng thủ tuế 燃燈守歲 (thắp đèn chực tuổi), hay vi lô thủ tuế 圍爐守歲 (quây lò chực tuổi), hay thủ canh đãi tuế 守更待歲 (cầm canh đợi tuổi). Dân gian có chuyện, vào thời hồng hoang, có một con thú dữ cứ đến đêm ba mươi tháng chạp, lại từ dưới biển mò lên đất liền làm hại người, phá hoại ruộng vườn. Phải qua đến ngày hôm sau, mọi người mới có thể gặp mặt và chúc mừng không bị thú dữ ăn thịt. Đến một năm, quái thú đến một làng nọ, dân làng đều bị nó ăn thịt. Duy chỉ có mỗi một nhà mới cưới có treo đèn lồng đỏ, thì không sao cả. Lại có thêm một em bé mải đốt bộc trúc cả đêm cũng bình an vô sự. Nhân dân quanh vùng vì thế mới phát hiện ra rằng, con quái thú ấy sợ màu đỏ và sợ pháo trúc. Từ đó về sau, hễ cứ đến đêm ba mươi, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ. Ai cũng thức khuya, đốt pháo, khua chiêng đánh trống để đuổi ác thú, như thế thì gọi là “thủ tuế”. Chong đèn chực tuổi cay con mắt, đốt trúc khua na đắng lỗ tai. (Trừ tịch 194.5).