Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa cám
cám 粓
◎ Nôm: 𥼲 Nước gạo. Thuyết Văn ghi: “Nhà Chu gọi chữ phan 潘 là cám, cũng viết là 粓.” (周謂潘曰泔。或作粓). Sách Tập Vận viết: “粓: âm cám, nghĩa là nước gạo” (沽三切,音甘。米汁也). Trong tiếng Việt, cám trỏ “gạo xay giã nát ra. Tấm cám: lúa xay nát ra gọi là tấm, gạo xay nát ra gọi là cám. Sú cám: đổ nước khuấy cám cho heo ăn” [Paulus của 1895: 93]. Trong tiếng Việt hiện nay, cám trỏ các loại thức ăn bột cho vật nuôi, không còn mang nghĩa “nước vo gạo nữa”. Nhưng, dân gian vẫn quen dùng nước vo gạo để nấu cám. Có lẽ, sự chuyển nghĩa từ Hán sang Việt là do thói quen này. Ss đối ứng kam (9 thổ ngữ Mường), tlɤw (3 thổ ngữ Mường), năn (5 thổ ngữ Mường), tʼap [NV Tài 2005: 185]. Như vậy, “cám” gốc Hán, “trấu” gốc Việt, “năn”- “tʼap” có khả năng là gốc Tày Thái. Đồng nguyên với cốm.
dt. cơm gạo. Vàng bạc nhà chăng có mỗ phân, lành thay cơm cám được no ăn. (Trần tình 38.2). Cơm cám: trỏ cơm ăn nói chung. x. cốm.