Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa cành
cành 梗
AHV: ngạnh, âm phiên thiết: cổ hạnh thiết, âm cành 古杏切,音鯁 (Đường vận, Quảng Vận, Tập Vận), có các âm HHV như: ngành, nhành, cặng, cọng, cậng, cuộng, cuống, ngồng, chành, chánh. [xem thêm TT Dương 2011b]. hoa ngạnh 花梗: cuống hoa. thái ngạnh 菜梗: cọng rau. bình ngạnh 萍梗: cánh bèo. Ss đối ứng: 梗 cáng, kéng (Tày) [HTA 2003: 51, 228]. Ss đối ứng: kɛɲ, ɲɛɲ (21 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 185].
dt. nhành cây. Cây cụm chồi cành chim kết tổ, ao quang mấu ấu cá nên bầy. (Ngôn chí 11.5)‖ (Thuật hứng 50.5)‖ (Bảo kính 142.2, 151.2, 151.3) ‖ (Tảo xuân 193.5)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.3)‖ (Mai thi 225.3).
cành khô nên củi 梗枯𢧚檜
đc. ba anh em Điền Chân người đời Hán khi cha mất, đòi chia chác gia tài, chia chi li so kè đến mức cùng bàn nhau phá cây kinh trước nhà; đòi chặt cây làm ba phần để chia cho đều. Khi ấy, cây kinh bỗng héo đi rồi chết, anh em Điền Chân thấy thế mới tỉnh ngộ không so đo nhau nữa, cây kinh lại xanh tốt trở lại. [theo ý kiến của Đỗ Văn Hỉ, chuyển dẫn ĐD Anh 1976: 796]. Cành khô gấp bấy nay nên củi, hột chín phơi chừ rắp để bình. (Bảo kính 151.3).