Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Nguỵ Trưng
Nguỵ Trưng 魏徵
(580- 643)
dt. tự Huyền Thành 玄成, người Cự Lộc 巨鹿, nay là huyện Cự Lộc thành phố Hình Đài 邢台 tỉnh Hà Bắc. Ông là nhà chính trị, nhà tư tưởng gia, nhà sử học đời Đường, nhậm chức Gián nghị Đại phu, Tả Quang lộc Đại phu, phong trịnh quốc công, là một trong những gián thần nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Mỗi lần can gián thái tông, nội dung cực gay gắt nhưng thần sắc không hề dao động, khiến thái tông rất khâm phục, trước sau đã 200 lần dâng sớ can gián vua. Năm Trinh Quán thứ 13 (639) dâng sớ thập tiệm bất khắc chung sớ 十漸不克終疏, được coi là có ảnh hưởng lớn đến xã hội đương thời và đời sau. Về tư tưởng pháp luật, ông nhấn mạnh các khoản minh đức thận phạt 明德慎罰, duy hình chi tuất 惟刑之恤. Ông quan niệm việc trị lý quốc gia căn bản dựa trên các yếu tố đức, lễ, thành, tín; một vị vua minh triết, muốn di phong dịch tục không nên dựa vào hình luật hà khắc mà phải dựa vào nhân nghĩa, ông nói: “Nhân nghĩa là gốc của lý, hình phạt là ngọn của lý.” (仁義,理之本也;刑罰,理之末也). Tác phẩm có bài tự luận cho sách Tuỳ Thư, và tổng luận cho thư tín của các nước Lương, Trần, Tề; ngoài ra còn có sách Thứ Lễ Ký Quần Thư Trị Yếu次禮記群書治要 20 quyển, cùng ngu thế nam và chử lượng viết cuốn quần thư trị yếu群書治要 50 quyển. Các tác phẩm của ông sau được sưu tập lại trong hai cuốn Nguỵ Trinh công gián lục do Vương Phương Khánh thu lục và Trinh Quán chính yếu do Ngô Cạnh biên soạn. Ở đài các, chử lòng Bao Chửng, nhậm tướng khanh, thìn thói Nguỵ Trưng. (Bảo kính 188.6). x. bia Nguỵ Trưng.