Phần giải nghĩa Kỳ Lân |
Lân Các 麟閣 |
|
dt. cách nói tắt của Kỳ Lân Các 麒麟閣, tên một các vào đời Hán, các này nằm trong cung Vị Ương 未央. Thời Hán Tuyên Đế 漢宣帝, gác này vẽ tượng của mười một công thần là bọn Hoắc Quang 霍光 để biểu dương công đức. Từ đó về sau, các triều đại đều theo lệ này. Sách Tam Phụ Hoàng Đồ ghi: “Gác kỳ lân, do Tiêu Hà xây, để trữ các bí thư, và tuyên dương người hiền tài.” (麒麟閣,蕭何造,以藏秘書,處賢才也 Kỳ Lân Các, Tiêu Hà tạo, dĩ tàng mật thư, xử hiền tài dã). Cội cây la đá lấy làm nhà, Lân Các ai hầu mạc đến ta. (Thuật hứng 54.2). |
trộm 濫 / 𬈋 |
|
◎ AHV: lạm (濫), âm HTC là *g-rams (Baxter). lạm nghĩa gốc là “nước nhiều quá mà tràn ra”, sau có nghĩa dẫn thân là “quá mức, quá độ” như trong từ lạm phát, lưu tích còn thấy trong từ mồ hôi trộm (mồ hôi ra nhiều quá mức); một nghĩa dẫn thân nữa là “làm càn, làm bừa bãi”. lạm còn làm trạng từ, như trong các cụm lạm bàn, lạm phát. Cuối cùng, với âm trộm, trỏ việc “lấy của người một cách phi pháp”, trong ăn trộm, kẻ trộm, liếc trộm,… thế kỷ XVII, có tlộm, hỏi tlộm, lạy tlộm, ăn tlộm [Rhodes 1651 tb1994: 232]. Như thế *tlộm là âm Việt hoá vào thế kỷ XV-XVII, sau thế kỷ XVII mới cho một âm Việt hoá khác là trộm. kiểu tái lập: *tlam⁶ [TT Dương 2012c]. Trộm: tt. khinh suất, tuỳ tiện, bừa bãi. AHV: lạm. Ss đối ứng lom (19 thổ ngữ Mường), țom (2) [NV Tài 2005: 283].
|
① đgt. lén lấy đi. Phương Sóc lân la đã hở cơ, ba phen trộm được há tình cờ. (Đào hoa thi 232.2)‖ (Miêu 251.2). |
② đgt. thầm. Non lạ nước thanh trộm dấu, đất phàm cõi tục cách xa. (Thuật hứng 54.3). Phiên khác: làm náu: nương náu (TVG, BVN), làm dấu (MQL), làm dấu: câu 3 ý nói “không được vẽ tượng ở Kỳ Lân Các thì ta cũng được để dấu vết lại ở chỗ non lạ nước thanh” (PL 2012: 109). Xét, “trộm dấu” chuẩn đối với “cách xa”. |