Phần giải nghĩa đơn tiết hoá |
la đá 羅𥒥 |
|
dt. âm cổ của đá khi tiếng Việt vẫn còn tồn tại từ cận song tiết lata, lưu tích của âm này hiện còn trong một số tiếng dân tộc ở Việt Nam: lata² (Mày- Rục), ate² (Arem), tata² (Mã Liềng), tata² (Sách) [NV Tài 1976: 64]. Trần xuân ngọc lan căn cứ vào những cứ liệu trên và cứ liệu tiếng Mường (la tá, hay lá tá) để phiên âm [1978: 41-42]. la đá, theo An Chi, là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ 石 mà âm Hán Việt hiện đại là thạch (= đá). la là một hình thái âm tiết hoá của yếu tố đầu tiên trong một tổ hợp phụ âm đầu cổ xưa, có thể là *r của chữ 石. Âm tiết này đã rụng đi vì sự tồn tại của tiền âm tiết không phù hợp với xu hướng đơn tiết hoá điển hình của tiếng Việt [An Chi 2006 t4: 296]. Tiếng Việt cổ từ thế kỷ XVII trở về trước vẫn còn từ này, như đã nêu. Lưu tích âm lata còn tồn tại trong tên vị thần đá là Lộ Đố Lộ Đá hiện đang được thờ ở một số địa phương như Tòng Củ (Hưng Yên) [ĐTB Tuyển 2001: 539-547], đây là biểu hiện của việc tín ngưỡng thờ đá đã bị hoà trộn với tín ngưỡng thờ các anh hùng và nhân vật lịch sử. Dấu người đi la đá mòn, đường hoa vướng vất trúc lòn. (Ngôn chí 21.1)‖ (Thuật hứng 54.1)‖ Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc, la đá hay mòn nghĩa chẳng mòn. (Tự thán 87.6). La đá tầng thang, đúc một hòn vẻn vẹn một hòn (Vịnh Hoa Yên tự )‖ Ơn nặng bằng núi đất, núi la đá. (Phật Thuyết 41b)‖ Vũ bạc thực mưa la đá (Tuệ Tĩnh- nam dược) ‖ Hoặc là nâng chưng dưới hòn la đá trong nơi chốn dưới núi ôc-tiêu (Tuệ Tĩnh- thiền tông 22b). x. đá. |
nhớ 汝 |
|
◎ Ở thế kỷ XII, nh- trong nhớ còn thấy được ghi bằng chữ Nôm E1 là {可汝} dùng để dịch chữ 憶 (Phật Thuyết: 15b1). Shimizu Masaaki cho đây là một từ có cấu trúc song âm tiết, vì ông tìm thấy đối ứng dạng song tiết ở tiếng Rục [2002: 768]. ở thế kỷ XV, có khả năng đã đơn tiết hoá.
|
đgt. trái với quên. Phần du lịu điệu thương quê cũ, tùng cúc bù trì nhớ việc hằng. (Ngôn chí 16.6)‖ (Trần tình 43.3)‖ (Bảo kính 155.1, 165.3, 179.6)‖ (Cam đường 245.1). |
tràm 藍 |
|
◎ AHV: lam. Âm Việt hoá tái lập: *tlàm. Thường đọc trại thành chàm. lam tràm uất nghệ, bễ vế yêu lưng (Tam Thiên Tự: 40). Câu thơ ở đây đã đủ bảy âm tiết, vì vậy có thể nhận định rẳng ngữ tố đang xét, đã đơn tiết hoá trọn vẹn vào thế kỷ XV. Ss đối ứng cam, sam, tlam (26 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 189].
|
dt. nhất nhựa của cây tràm 藍, màu dùng để nhuộm vải. Đầu non Thiếu Thất đen bằng mực, dòng nước Liêm Khê lục nữa tràm. (Tự thán 97.6). x. lục nữa tràm. |
trập 蟄 |
|
◎ dt. tầng, lớp, dịch chữ trùng 重, lưu tích còn trong từ trập trùng, trùng trập, sau trập dẫn thân, trỏ một quãng thời gian, như một trập= một chập (một lượt, một hồi). (trập). Sau thế kỷ XVII, tr- và ch- xoá nhãn, nên còn đọc chập, chập chùng. Mô hình tr- (tr-) với sự đủ âm tiết trong câu thơ bảy chữ cho phép nghĩ rằng, thế kỷ XV đã bắt đầu có một số ít đơn vị đã đơn tiết hoá trọn vẹn. Tuy nhiên cũng thấy rằng, ở một số văn bản nôm khác, chữ trập còn được ghi bằng 砬, có thể có kiểu tái lập là *tlập. Phiên khác: rợp (BVN), xét “rợp” luôn được ghi bằng 葉; chập: gộp (TVG, MQL, PL).
|
① đgt. <từ cổ> gộp, nối liền. Non hoang tranh vẽ trập hai ngàn, nước mấy dòng thanh, ngọc mấy hàn. (Tự thán 72.1). Phần lớn các cách hiểu trước nay cho rằng trập hai ngàn là hai quả núi liền với nhau. Nhưng cũng có thể hiểu rằng: chốn non hoang đẹp như tranh vẽ kia lại gộp thêm cả đôi bờ suối có nước trong veo, lạnh lẽo như ngọc đang toả dòng. Dù thế nào, hai câu thơ là một lối vẽ theo bút pháp thuỷ mặc cổ điển. |
② tt. <từ cổ> vẻ tầng tầng lớp lớp, rất nhiều rất dày. Lông đuôi trập trập tựa cờ bông lau. (CNNA 56). |
③ tt. <từ cổ> “tầng tầng lớp lớp xen nhau, chồng lên nhau” [NQH 2006: 1155, 1186]. Người thì trướng trập uyên trùng. (hoa tiên 15a). Trùng trập non xanh đá mấy lần. (HĐQA 31a). |