Phần giải nghĩa nước đôi |
kháo 巧 |
|
◎ Nôm: 窖 / 呌 Đọc theo âm THV. AHV: xảo. “kháo. khôn kháo: khôn ngoan, khôn khéo. kháo lắm: rất khôn ngoan… khôn kháo, khôn ngoan: cùng một nghĩa.” [Rhodes 1651 tb1994: 125]. ”khôn kháo: khôn” [Béhaine 1773: 220], ”khôn kháo: tiếng nước đôi chỉ nghĩa là khôn. khôn kháo ráo rẻ: khôn ngoan lanh lợi (thường nói về lời nói). ăn nói khước kháo: …ăn nói thông suốt…” [Paulus của 1895: 481]. Cuối thế kỷ XIX, chữ khéo đã phổ dụng [Paulus của 1895: 485]. (AHV: cáo, thanh phù: cáo 告). Quá trình Việt hoá: xảo > kháo > khéo.
|
tt. <từ cổ> khéo léo. Hay văn hay vũ thì dùng đến, Chẳng đã khôn ngay kháo đầy. (Mạn thuật 25.8). Nhân nghĩa trung cần chử tích ninh, Khó thì hay kháo, khốn hay hanh. (Bảo kính 131.2), Thế tình kháo uốn vuỗn bằng câu, Đòi phận mà yên há thửa cầu? (Bảo kính 162.1)‖ Nhiều khôn chẳng đã bề khôn thật, Trăm kháo nào qua chước kháo đầy. (Bảo kính 171.4)‖ Nhiều khôn, nhiều khó, lo cho nhọc, Chẳng đã khôn ngay kháo đầy. (Bảo kính 172.8)‖ Bút thiêng Ma Cật, tay khôn mạc, Câu kháo Huyền Huy, ý chửa đông. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.6)‖ Một đóa đào hoa kháo tốt tươi, Cách xuân mởn mởn thấy xuân cười. (Đào hoa thi 227.1)‖ Động người hoa kháo tỏ tinh thần, Ắt bởi vì hoa ắt bởi xuân. (Đào hoa thi 228.1)‖ Nước dẫy triều cường, cuối bãi đầy, Làm “kỳ”, “chính” kháo nên bầy. (Nhạn trận 249.2)‖ Nội hoa táp táp vây đòi hỏi, Doanh liễu khoan khoan kháo lữa lần. (Điệp trận 250.4). |
lòng đan 𢚸丹 |
|
① dt. <từ cổ> lòng son, lòng thành, tấm lòng trung, dịch chữ đan tâm 丹心. Nguyễn Tịch đời Tam Quốc trong vịnh hoài có câu: “Lòng son mất ơn trạch, đức nặng trật chốn ngơi.” (丹心失恩澤,重德喪所宜 đan tâm thất ân trạch, trọng đức táng sở nghi). Văn Thiên Tường đời Tống trong bài Quá linh đinh dương có câu: “Sống xưa nay ai mà chẳng chết, giữ lòng son mà viết sử xanh.” (人生自古誰無死,留取丹心照汗青 nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh). Đốt lòng đan chăng bén tục, bền tiết ngọc kể chi sương. (Cúc 217.3). |
② dt. lòng đơn (chơi chữ nước đôi). “dại lòng đan là cái dại đan róng mốt sơ sài để che chắn nên ánh mặt trời, ánh trăng có thể xuyên thấu (nhật nguyệt thâu). Trong nghề đan lát, có những từ nghề nghiệp chỉ cách đan hoặc tả mặt đan. Róng (hoặc lóng, dóng, nong) mốt, róng hai, róng ba, róng bốn, róng năm… là chỉ cách gài nan. Còn để tả mặt đan khi sản phẩm đã hoàn thành người ta nói: lòng đan, lòng kép, lòng thia, lòng gấm. lòng đan để chỉ hoa văn mặt sản phẩm đan róng mốt tạo nên. lòng kép để chỉ hoa văn mặt sản phẩm đan róng hai róng ba tạo nên. lòng thia để chỉ hoa văn mẹt sảy, nia sảy mà trên đó, nan dọc lao đi cách quãng như ném thia lia trên mặt nước. Dụng cụ này khi sảy, người ta sảy dọc để dễ thoát những phần tử nhẹ, khi gằn để gạn, người ta người ta gằn ngang để dễ giữ lại cát sạn hoặc phần tử được chọn dễ mắc vào nan dọc. lòng gấm để chỉ hoa văn do cách đan phức tạp tạo ra những hình như dệt gấm… có thể diễn ý rõ ra cái nghĩa này như sau: cửa ngọc là ngọc môn, chỉ nơi ở của vua, mà nơi đó đã chìm khuất sau sương khói xa xôi; còn ở nơi này chỉ là ngôi nhà phên vách đơn sơ, suốt ngày, ánh mặt trời, ánh trăng có thể xuyên thấu qua. Nhưng đó là nghĩa thực, lớp nghĩa thứ nhất của câu thơ. Bởi vì lòng đan còn có nghĩa là lòng son, là đan tâm (tấm lòng trung thành bền chặt), nhật nguyệt còn chỉ minh quân, chỉ vũ trụ, đất trời cho nên câu thơ còn hàm ý biểu hiện: tấm lòng trung thành bền chặt của ta đã có mặt trời mặt trăng soi thấu. ở đây rõ ràng câu thơ Nguyễn Trãi sử dụng yếu tố chơi chữ sâu kín và thầm lắng. Chúng tôi cũng đã nói về yếu tố chơi chữ đã xuất hiện trong quốc âm thi tập khi phân tích những chữ cấn cấn và thia thia trong bài trước (ngòi khan ước ở làm cấn cấn, cửa quyền biếng mặc áo thê thê). Yếu tố chơi chữ này về sau, trong thơ nôm đã thực sự bùng nổ với phong phú những cách thức, những quan niệm. Cũng chính yếu tố này làm cho việc hiểu và phiên thơ nôm nhiều khi lưỡng lự, băn khoăn dẫn đến những giải pháp rất khác nhau, đôi tranh với nhau. ở trường hợp này đọc dại lòng đan vẫn có thể hiểu lớp nghĩa giãi lòng son như thường khi mà giại, giãi, dãi trong tiếng khu bốn đến nay vẫn phát âm không phân biệt và cũng còn nhiều chứng cứ ngữ âm về sự không phân biệt này cách đây ba bốn thế kỉ, dù ở bắc hay ở trung. Khu bốn chỉ là hình thức bảo lưu khi kinh kì phát triển nhanh và không ngừng mà thôi.” [NH Vĩ 2010: 662]. “rổ lồng hai: rổ đan bắt hai tre bỏ hai tre. rổ lồng mốt: rổ đan bắt một bỏ một tre” [VX Trang: 264]. Song cửa ngọc, vân yên cách, dại lòng đan nhật nguyệt thâu. (Trần tình 40.4). cđ long, lồng, nong. |
má đào 𦟐桃 |
|
dt. dịch chữ đào kiểm 桃臉. Trỏ người con gái đương xuân. (Đào hoa thi 230.4)‖ Má đào phai hết bởi xuân qua, nẻo lại đâm thì liền luống hoa. (Đào hoa thi 231.1). ở đây dùng nghĩa nước đôi. |
rửa 瀉 / 𣳮 |
|
◎ AHV: tả. Kiểu tái lập từ ngữ liệu của Chu Lễ: *sah [Schuessler 2007: 537]. Nguyễn tài cẩn gợi ý đến khả năng song tiết hoá ở Việt-Chứt [1997: 118]. Cứ liệu ngữ âm hiện còn cho phép xác định đó có khả năng là tổ hợp phụ âm đầu: rửa ráy được ghi bằng 𪡉 (cá 个+ lã 呂,cá 个+ tái 塞), kiểu tái lập có thể là *ksả *ksái, nguyên văn: rửa ráy rén hót nhơ <洗濯頻除穢 (Phật Thuyết 15a5). Cứ liệu ngữ nghĩa: rửa được ghi bằng chữ Nôm 𤀗 ở thế kỷ XVI-XVII được dùng để đối dịch chữ tẩy 洗: lời nhơ nói xấu, phiền ngươi rửa đấy ← 蕪辭穢語煩公洗之 (TKML i 13b12). Như thế, chữ rửa ráy 瀉洗 là một từ Hán Việt Việt tạo. Quá trình biến đổi ngữ âm từ Hán sang Việt như sau: *sah *sai>*ksả *ksái> rửa ráy. *ksả *ksái là âm HHVH ở tiếng Việt tiền cổ, rửa ráy là âm HHVH ở giai đoạn tiếng Việt cổ (xiii- xvi), đến nay vẫn dùng. Tương ứng: đi tả/ đi rửa. Từ Hán Việt như tả lị, trong đó thổ tả 吐瀉 (trên nôn dưới rửa) còn cho lối nói đi rửa ruột, sau được dùng để rủa: đồ thổ tả. rửa xuất hiện trong một số từ kép và một số kết hợp như: rửa ráy, giặt rửa, gột rửa, rửa thù, rửa hận, rửa nhục, rửa tội, rửa chân tay, rửa ảnh, rửa tiền. sớm rửa cưa trưa mài đục. Thng Phiên khác: tả: chảy rốc xuống (TVG, ĐDA, BVN), dã: giải, làm cho bớt sức theo ghi nhận của Paulus của 1895 và Génibrel 1898 (Schneider, MQL, PL).
|
① đgt. (mưa, thác) tưới xuống, đổ xuống. Lục Du trong bài Vũ dạ có câu: “Mưa rào như suối rửa ngòi sâu, nhà không nằm trước ngọn đèn sầu.” (急雨如河瀉瓦溝,空堂卧對一燈幽 cấp vũ như hà tả ngoã câu, không đường ngoại đối nhất đăng u). Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.7), chữ rửa ở câu này dùng với hai nghĩa, ở câu trên là tả cảnh thác đổ, nhưng khi ý thơ vắt dòng xuống câu dưới thì rửa đã mang nghĩa gột rửa. Đây là một ví dụ nữa cho việc chơi chữ nước đôi có hệ thống và có chủ ý trong thơ Nguyễn Trãi. |
② đgt. gột cho hết (bẩn, buồn,…), rửa cho sạch. thuỷ hử toàn truyện có câu: “Ngâm thơ như muốn rửa sầu ngàn cân.” (吟詩欲瀉百重愁 ngâm thi dục tả bách trọng sầu). Rửa lòng thanh, vị núc nác, vun đất ải, rãnh mùng tơi. (Ngôn chí 10.3)‖ Say mùi đạo chè ba chén, rửa lòng phiền thơ bốn câu. (Thuật hứng 58.6)‖ (Tự thuật 114.6). Hiện còn nói: mưa rửa chùa, mưa rửa núi. |
đất Bụt 坦孛 |
|
dt. từ chữ Phật độ 佛土, ở đây có thể chơi chữ nước đôi, vừa trỏ mảnh đất cụ thể nào đó của chùa (như chùa Côn Sơn chẳng hạn) vừa trỏ đất cực lạc của nhà Phật. Ao quan thả gưởi hai bè muống, đất Bụt ương nhờ một rãnh mùng. (Thuật hứng 68.6). |
vàng 黃 |
|
◎ Nôm: 黄, 鐄
|
dt. màu vàng. (Thuật hứng 49.8)‖ Tiền sen tích để bao nhiêu thúng, Vàng cúc đam cho biết mấy bình. (Tự thán 83.4): vàng cúc có ý nước đôi, vừa là màu vàng hoa cúc, vừa ý nói cái phẩm chất ưu trội của hoa cúc quý như vàng, chuẩn đối với chữ tiền sen‖ (Bảo kính 129.4, 157.6, 164.3). |