Phần giải nghĩa Lý Quần Ngọc |
hàn 寒 |
|
① tt. lạnh. Non hoang tranh vẽ trập hai ngàn, nước mấy dòng thanh, ngọc mấy hàn. (Tự thán 72.2). Ngọc mấy hàn: dịch chữ hàn ngọc (viên ngọc thanh lãnh) thường dùng để ví với vẻ đẹp thanh lãnh của tự nhiên (TVG) hoặc dung mạo của con người, Lý Quần Ngọc trong bài Dẫn thuỷ hành có câu “một dòng hàn ngọc chảy trong suối thu” (一條寒玉走秋泉 nhất điều hàn ngọc tẩu thu tuyền). Chữ “hàn ngọc” trong thơ Nguyễn Trãi có lẽ được dùng để ví với vẻ đẹp thanh lãnh của nước mấy dòng thanh. [PL 2012: 131]. Phiên khác: hoàn (ĐDA). |
② tt. <từ cổ> nghèo, trong bần hàn, hàn sĩ, cơ hàn. Giữ khuở phong lưu pha khuở khó, lấy khi phú quý đắp khi hàn. (Bảo kính 144.6). |