Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Quốc Ngữ
bà ngựa 𱙘馭
ngọ 午: ngựa [Vương Lực 1958: 36]. Dừng ngựa là ngự 御, 馭, các đồng nguyên tự trên có kiểu tái lập là *ngia [Vương Lực 1982: 139-140; LQ Kiệt 1999: 308]. Chữ 馭 là chữ chỉ ý gồm cái tay (又) và con ngựa. Chữ 御 là chữ hình thanh kiêm chỉ ý: bộ xích 彳 trỏ con đường, chữ ngọ 午 trỏ con ngựa (đồng thời là thanh phù), dưới là chữ chỉ 止 (dừng, hãm), bộ tiết 卩 trỏ cái roi. Ngoài ra, còn có chữ 卸 với nghĩa là dỡ đồ [Karlgren 1923: 238], nhưng lại lấy tiết 卩 làm thanh phù nên đọc là , có lẽ nghĩa gốc là dỡ đồ từ trên lưng ngựa xuống, cho nên mới có ngọ 午 làm ý phù. Karlgren tái lập âm của ba chữ 馭,御,禦 là *ngiʷo’ [1923: 376]. Ngoài ra còn có ngự 午卩 , mà Huệ Thiên (2004: 305-310) coi là một đồng nguyên tự của ngọ. Norman (1985: 88) coi 午 là từ mượn của Mon Khmer, chua tiếng Việt có ngựa, proto Việt-Mường là maŋəə [Ferlus 1992: 57]. Schuessler (1987: 519) tái lập 午 là *ŋuoᴮ LH *ŋa, OCM *ŋâ, đồng thời cũng xác nhận 御 là đồng nguyên tự và tái lập là *ŋjwoᴮ (1987: 590). Với cứ liệu maŋəə từ tiếng Pakatan, và các cứ liệu bà ngựa trong tiếng Việt cổ có thể nghĩ đến giả thuyết rằng đây là lưu tích của một từ để trỏ ngựa trong tiếng HTC, từ này vốn có tổ hợp phụ âm đầu *- (ng có tiền mũi) mà là lưu tích của tiền mũi *m-, còn *ŋ- trong ngọ, ngựa là lưu tích của *-. Cũng có khả năng maŋəə là cách đọc Việt hoá vào giai đoạn tiếng Việt cổ, như lốc, trọc, trốc ngày nay vốn xuất phát từ một âm Việt hoá vào thế kỷ XV là *tlốc vốn có nguyên từ là độc 髑. x. trốc, x. mắng.
dt. <từ cổ> con ngựa. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Tự thuật 114.3)‖ Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3)‖ sách đối đan trì, văn chói chói gấm trên bà ngựa (Lê Thánh Tông - Thập giới cô hồn…)‖ xích tiểu đằng là dây răng bà ngựa…mã hành lấy não bà ngựa (Tuệ Tĩnh - nam dược Quốc Ngữ phú).
nhà bằng khánh 茹朋磬
đc. HVVT Thng sách Quốc Ngữ phần Lỗ ngữ thượng ghi: “Nhà như treo khánh, đồng chẳng cỏ xanh” (室如懸磬,野無青草 thất như huyền khánh, dã vô thanh thảo), sau cụm thất như huyền khánh trở thành thành ngữ, ý nói trong nhà rỗng không, nghèo xơ xác không có gì. Quan thanh bằng nước nhà bằng khánh, cảnh ở tựa chiền, lòng tựa sàng. (Tự thuật 117.5).
quấy 恠
◎ (quái).
tt. <từ cổ> lung tung, chạ lác [Paulus của 1895 t2: 219]. giải quỵ là chân cua bò ngang, giải trảo là càng cua cắp quấy. (Tuệ Tĩnh - nam dược Quốc Ngữ phú). anh cũng đã hay người ngay không ở quấy, gái chính chuyên em chẳng lấy hai chồng. cd x. gửi tính.
tiên 煎
đgt. đun sôi, nấu. Khách đến chim mừng hoa xảy rụng, chè tiên nước kín nguyệt đeo về. (Thuật hứng 48.4, 51.3)‖ (Tự thán 71.5, 107.3)‖ hái củi quế tiên trà, khủng khỉnh một bình một bát (Lê Thánh Tông- thập giới cô hồn Quốc Ngữ văn).
đi 移 / 迻
◎ Nôm: 𠫾 / 𪠞 Sách Thuyết Văn ghi: “Di: chuyển đi/ chuyển di” (迻遷徙也). Sách Quốc Ngữ phần Tề ngữ ghi: “Thì dân không đi” (則民不移) [Vương Lực 1982: 572]. Xét, đối ứng d- đ- như: dao đao 刀, dải đái 帶, dừng đình 停, dĩa đĩa / điệp 碟, dĩ đã 已. Mặt khác, ta có chuỗi đồng nguyên 移 = 迻 = 徙 = 之. Riêng 之 được tái lập âm HTC là tiə [Schuessler 2007: 613]. Ss đối ứng ti² (nguồn), ti² (Mường bi), ti¹ (Chứt), pâ? (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 235].
đgt. dời vị trí. Rừng nhiều cây rợp hoa chầy động, đường ít người đi cỏ gấp xâm. (Ngôn chí 5.4, 21.1)‖ (Tự thán 91.4, 100.6, 101.8)‖ (Tức sự 126.5)‖ (Miêu 251.5).
đgt. (bóng) theo. Thế gian đường hiểm há chăng hay, cưỡng còn đi ấy thác vay. (Tự thuật 112.2).
đgt. trái với về. Yên phận cũ chăng bằng phận khác, cả lòng đi mặc nhủ lòng về (Bảo kính 141.6)‖ (Thuật hứng 64.2)
đgt. ra chỗ khác. Đắc thì thân thích chen chân đến, thất sở láng giềng ngảnh mặt đi. (Thuật hứng 57.4).
đgt. mất, qua mất. Cướp thiếu niên đi, thương đến tuổi, ốc dương hoà lại, ngõ dừng chân. (Vãn xuân 195.3).
đòi thì 隊𪰛
đgt. <từ cổ> thuận ứng với thời thế, thuận theo thời. Kinh Dịch quẻ Tuỳ ghi: “Lớn, hanh thông, cứng rắn, không lỗi mà thiên hạ theo thời. Cái nghĩa “tuỳ thời” thực lớn lắm vậy thay!” (大亨貞,無咎,而天下隨時,隨時之義大矣哉). Vương bật chua: “được thời thì thiên hạ cứ theo đó vậy. Tuỳ thời mà thi hành thì nghĩa là chỉ có ở chữ thời mà thôi; thời đã khác mà không đổi theo, thì hỏng đạo vậy.” (得時,則天下随之矣。随之所施,唯在于時也;時異而不随,否之道也). Trình Di truyện rằng: “đạo đấng quân tử tuỳ thời mà động, theo với điều nên, vừa với sự biến, không thể làm ra điển yếu nhất định,nếu không là người hiểu đạo đã sâu, biết cơ vi, biết quyền biến, không thể dự vào chỗ đó, cho nên mới phải tán thêm rằng “cái nghĩa thuỳ thời lớn vậy thay!” [Ngô Tất Tố 2002: 326-327]. Sách Quốc Ngữ phần Việt ngữ hạ ghi: “Thánh nhân hành xử theo thời, đó là thủ thời vậy.” (夫圣人隨時以行,是為守時). Vi chiếu chua: “Tuỳ thời: thời hành thì mình hành theo, thời dừng thì mình cũng dừng theo.” (隨時:時行則行,時止則止). Sóng khơi ngại vượt bể triều quan, lui tới đòi thì miễn phận an. (Bảo kính 160.2).