Phần giải nghĩa Đường Thái Tông |
bia Nguỵ Trưng 碑魏徵 |
|
đc. Nguỵ Trưng là tể tướng nhà Đường, thày dạy cho thái tử, có rất nhiều công tích hiển hách. Khi ông mất, vua đích thân soạn văn và viết chữ lên bia mộ. Về sau, thái tử lý thừa càn mưu phản, nên bia của ông bị huỷ bỏ. Mãi đến khi Đường Thái Tông mất mới hạ lệnh cho Nguỵ Trưng được bồi táng ở chiêu lăng. Nghiệp Lưu Quý thịnh, đâu truyền báu, Bia Nguỵ Trưng cao, há nối tông. (Bảo kính 130.4) x. Nguỵ Trưng. |
bão 暴 |
|
◎ Nôm: 雹 AHV: bạo. bão: nói tắt từ chữ bạo phong 暴風 mà âm Việt hoá là bão bùng. 風 *pjuwng [Baxter 1992: 185]. Ss đối ứng paw, baw (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 175].
|
dt. hiện tượng gió xoáy giật và mưa lớn. Sách Lễ Ký có câu: “[tháng mạnh đông] thi hành lệnh nhà Hạ, thì nước có nhiều gió bão, đương khi ấy mùa đông mà không lạnh, côn trùng lại sinh sôi” ([孟冬之月]行夏令,則國多暴風,方冬不寒,蟄虫復出). Khi bão mới hay là cỏ cứng, khuở nghèo thì biết có tôi lành. (Bảo kính 131.5)‖ Đường Thái Tông trong bài đề từ cho các công thần trong lăng yên các có câu ngự tứ cho tống tiêu vũ như sau: “gió gấp hay cỏ cứng, loạn lạc biết hiền thần” (疾風知勁草,板蕩識誠臣 tật phong tri kính thảo, bản đãng thức thành thần). |
yên phận 安分 |
|
đgt. an phận. Xưa còn chép câu kinh để: “yên phận thì chăng nhục đến mình”. (Bảo kính 166.8), dịch câu yên phận thân vô nhục 安分身無辱 trong Bách tự minh của Đường Thái Tông. x. nhọc. |