Phần giải nghĩa nghi vấn từ |
bao nả 包拿 |
|
đt. <từ cổ> bao nhiêu, nghi vấn từ [Vương Lộc 2001: 9]. “bao nả: chừng nào, cho tới đâu” [Paulus của 1895: 37]. Còn có anh hùng bao nả nữa? đòi thì vậy dễ hơn nào. (Tự thán 89.7). Dùng bao nả, tiêu bao nả, ăn mấy mươi, mặc mấy mươi. (Hồng Đức b11). |
chăng 庒 / 庄 / 拯 |
|
① p. phủ định từ. Bui có một niềm chăng nỡ trại, đạo làm con miễn đạo làm tôi. (Ngôn chí 2.7, 6.3, 7.2, 8.2, 13.4, 14.7)‖ (Mạn thuật 28.5, 30.1, 32.3, 35.7)‖ (Trần tình 37.7, 38.8, 39.4, 43.1, 44.2, 44.5)‖ (Thuật hứng 47.8, 50.5, 53.3, 54.7, 58.4, 58.7, 68.3, 69.8)‖ (Tự thán 71.8, 79.5, 84.6, 86.3, 89.1, 97.8, 100.5, 102.8, 107.7, 108.5)‖ (Tự thuật 112.1, 115.4, 121.1)‖ (Tức sự 123.5, 125.5)‖ (Bảo kính 133.4, 136.7, 141.5, 142.6, 146.5, 165.7, 166.8, 167.4, 178.3, 184.7)‖ (Giới sắc 190.7)‖ (Tảo xuân 193.6)‖ (Cúc 217.3)‖ (Trúc thi 222.3)‖ (Hoàng tinh 234.3)‖ (Lão hạc 248.2)‖ (Miêu 251.7). |
② p. nghi vấn từ đặt cuối câu. Một phút thanh nhàn trong khuở ấy, thiên kim ước đổi được hay chăng? (Ngôn chí 16.8). Một phút thanh nhàn trong khuở ấy, nghìn vàng ước đổi được hay chăng? (Tự thán 77.8). |
chưa 諸 / 渚 |
|
① p. phủ định từ, nhưng hàm ý vẫn có khả năng xảy ra. (Ngôn chí 2.1)‖ Lảo thảo chưa nên tiết trượng phu, miễn là phỏng dạng đạo tiên nho. (Ngôn chí 3.1, 8.7, 12.7, 20.8)‖ (Mạn thuật 33.2)‖ (Trần tình 37.2)‖ (Thuật hứng 50.4, 51.8, 63.8, 65.6, 66.8)‖ (Tự thán 72.4, 80.1, 86.1)‖ (Tự thuật 122.2)‖ (Bảo kính 140.2, 151.4, 179.2)‖ (Tảo xuân 193.3)‖ (Vãn xuân 195.8)‖ (Tích cảnh thi 201.3, 203.4)‖ (Lão dung 239.3)‖ (Trư 252.5). |
② p. nghi vấn từ. chép hết bao nhiêu sự thế ưa, ai ai đà biết được hay chưa? (Bảo kính 179.2) |
còn 群 |
|
◎ Ss đối ứng kɔn (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 200].
|
① p. vẫn, vẫn cứ. Lại mừng nguyên khí vừa thịnh, còn cậy vì hay một chữ “đinh”. (Ngôn chí 7.8, 12.8, 14.7)‖ (Mạn thuật 25.2, 26.5, 30.8, 31.6, 36.8)‖ (Trần tình 38.7, 43.3, 51.7, 53.3, 54.8, 57.8, 62.3, 63.7)‖ (Tự thán 77.1, 78.8, 98.5, 107.7, 108.4, 111.1)‖ (Tự thuật 112.2, 118.4)‖ (Tức sự 123.3, 123.8, 124.5)‖ (Tự giới 127.5)‖ (Bảo kính 145.7, 154.7, 157.4, 162.3, 166.7, 167.3, 170.3, 175.2, 177.3, 177.6, 178.7, 181.7)‖ (Quy Côn Sơn 189.6)‖ (Giới sắc 190.2)‖ (Tích cảnh thi 200.1)‖ (Cúc 216.4)‖ (Cúc 217.5)‖ (Tùng 220.4)‖ (Ba tiêu 236.3)‖ (Lão dung 239.4)‖ (Cam đường 245.3). |
② đgt. tiếp tục tồn tại. Tài lẹt lạt nhiều, nên kém bạn, người mòn mỏi hết, phúc còn ta. (Ngôn chí 8.6, 12.5)‖ (Mạn thuật 24.5, 31.3, 32.4, 33.5, 34.3, 35.5, 36.2)‖ (Thuật hứng 49.4, 60.8, 64.8, 68.7)‖ (Tự thán 82.4, 87.2, 89.7)‖ (Tự thuật 117.1, 121.4)‖ (Bảo kính 130.7, 142.6, 149.1, 156.7, 165.3)‖ (Quy Côn Sơn 189.7)‖ (Huấn Nam Tử 192.4)‖ (Tảo xuân 193.1)‖ (Vãn xuân 195.8)‖ (Tích cảnh thi 208.3, 211.3)‖ (Đào hoa thi 230.3)‖ (Hoa mẫu đơn 233.4). |
③ p. còn … nghi vấn từ…cảm thán từ (dùng trong câu hỏi cảm thán). Câu hỏi phản vấn biểu thị thái độ cần chấm dứt một hành vi nào đó vẫn đang tiếp diễn tại thời điểm phát ngôn. Ấy còn lãng đãng làm chi nữa, sá tiếc mình chơi áng thuỷ vân. (Mạn thuật 29.7)‖ (Trần tình 45.7)‖ Tuổi đã năm mươi đầu đã bạc, ấy còn bìu rịn lấy chi vay! (Tự thán 75.8). |
hay chăng 咍庄 |
|
ht. nghi vấn từ, có được hay không. một phút thanh nhàn trong khuở ấy, thiên kim ước đổi được hay chăng? (Ngôn chí 16.8)‖ (Tự thán 77.8) |
hay chưa 咍渚 |
|
ht. nghi vấn từ, hỏi đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Chép hết bao nhiêu sự thế ưa, ai ai đà biết được hay chưa? (Bảo kính 179.2). |
la ỷ lấy đâu chăng lưới thưới 羅綺𥙩兜庄䋥洒 |
|
đc. Thuyết Uyển phần Thần thuật (thuật của bề tôi) của Lưu Hướng đời Hán có đoạn: “Tề Uy Vương đi chơi ở dao đài, Thành Hầu Khanh đến tâu việc, ngựa xe theo hầu trang sức lụa là thậm đẹp, vương thấy thế nói với tả hữu rằng: ‘người đang đến kia là ai?’. Tả hữu trả lời rằng: “là Thành Hầu Khanh vậy”. Nhà vua nói: “nước đang rất nghèo khó tại sao phải trang sức hoa lệ thế kia?”. Tả hữu thưa: “Người ban bổng lộc cho người khác thì có quyền yêu cầu người đó. Người nhận bổng lộc của người khác thì phải tận nghĩa vụ với người đó”. Vương muốn hỏi rõ về việc này. Thành Hầu Khanh đến, tâu lên rằng: ‘thần là kị’. Vương không đáp. Lại tâu: ‘thần là kị’. Vương cũng vẫn không đáp. Lại tâu: ‘thần là kị’. Vương rằng: ‘nước nghèo xác, làm sao mà xa hoa thế?’. Thành Hầu Khanh rằng: ‘xin tha thần tội chết để cho thần được nói’. Vua rằng: ‘được’. Thưa rằng: ‘kị tiến cử Điền Cư Tử trị lí tây hà mà (khiến) tần và lương đều suy yếu, kị tiến cử Điền Giải Tử trị lí nam thành, mà người nước sở mang lụa là đến triều bái, kị tiến tiến cử Kiềm Trác Tử trị lí minh châu, mà người nước yên dâng gia súc, người nước triệu dâng lúa thóc; kị tiến cử Điền Chủng Thủ Tử trị lí tức mặc, mà nước Tề an bình; kị tiến cử Bắc Quách Điêu Bột Tử làm chức đại sĩ, mà cửu tộc thêm thân, nhân dân thêm giàu. Thần đã cất cử mấy người giỏi như thế, bệ hạ chỉ việc kê cao gối mà nằm, việc gì phải lo nước nghèo vậy thay!’”. La ỷ lấy đâu chăng lưới thưới, hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng. (Thuật hứng 68.3). Trong câu này, Nguyễn Trãi đang bàn đến chuyện “tài năng”, đến cái thuật làm tôi. la ỷ lấy đâu chăng lưới thưới, theo nghĩa đen của từng con chữ có thể giải nghĩa như sau: “lụa là lấy đâu ra mà chăng mắc la liệt?” chữ “lấy đâu” là một nghi vấn từ để phủ định, nó đối với chữ “khôn kiếm” ở câu dưới. Ngầm sâu hơn dưới các con chữ là một hàm ý về sự thất sủng. Làm sao có được cái “thần thuật” như của Thành Hầu Khanh? mà dẫu có tài năng như Thành Hầu Khanh đi chăng nữa thì cũng là vô dụng rồi, đã bị vô hiệu hoá rồi. [TT Dương 2011c]. x. hùng ngư. |