Phần giải nghĩa song quan |
chín chuyển hồng 𠃩轉紅 |
|
đgt. <Đạo> phép luyện cửu chuyển linh đơn 九轉靈丹 của đạo gia, nấu các hợp chất chín lần thì sẽ chuyển thành thuốc trường sinh màu hồng. Đây là hình ảnh thơ song quan, vừa ví von màu mào hạc đỏ tựa đan sa, lại vừa hàm ý màu mào ấy là biểu tượng của sự trường thọ. Đỉnh nhuốm đan sa chín chuyển hồng. (Dương 248.6). |
sơ chung 初鐘 |
|
dt. tiếng chuông đầu tiên trong một đêm về sáng, là tên gọi khác của hoàng chung (黄鐘). Hoàng chung là một loại nhạc khí đời cổ, dùng trong miếu đường, ngoài ra còn là luật đầu tiên của nhạc luật cổ, nó là cơ sở, là chủ luật của các luật còn lại, chính vì thế hoàng chung còn được dùng để ví với bậc quân vương. Còn có một lòng âu việc nước, đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung. (Thuật hứng 68.8). ở đây, chữ “sơ chung” dùng với ý song quan, vừa để trỏ tiếng chuông đầu tiên vừa để trỏ nhà vua, chữ này hô ứng với “âu việc nước” ở đâu thơ trên. |
tìm phương 尋芳 |
|
đgt. dịch chữ “尋芳”, tìm hoa thơm cỏ lạ, trỏ việc du lãm, du ngoạn cảnh đẹp. Diêu Hợp đời Đường trong du dương hà ngạn có câu: “tìm thơm, đường thu hết, gặp cảnh sợ lắm người” (尋芳愁路盡,逢景畏人多 tầm phương sầu lộ tận, phùng cảnh úy nhân đa). Chu Hy đời Tống trong bài Xuân nhật có câu: “bao ngày du lãm bờ sông tứ, vô cùng quang cảnh một thời xuân” (勝日尋芳泗水濱,無邊光景一時新 thăng nhật tầm phương tứ thuỷ tân, vô biên quang cảnh nhất thời tân). Lọ chi tiên Bụt nhọc tìm phương, được thú an nhàn ngày tháng trường. (Tự thán 82.1). ở đây, chữ “tìm phương” có ý nghĩa song quan, câu 3-4 trỏ những thú thanh tao của ẩn sĩ như ngắm hoa mai với ánh trăng, đọc sách trong hương trầm, câu 6-8 trỏ việc giữ đạo, giống như câu thơ của Chu Hy. |