Phần giải nghĩa Pháp Gia |
chim bay cá dảy 𪀄𠖤个𧿆 |
|
đc. <Pháp> các loài vật thung dung tự tại sống hoà theo tự nhiên. Sách Pháp Gia thiên Thận tử viết: “chim bay trên không, cá bơi dưới vực, chẳng theo thuật nào cả. Cho nên chim và cá cũng chẳng tự biết là nó có thể bay hay bơi. Nếu mà có biết, rắp tâm bay rắp tâm bơi thì lập tức rơi chìm… cho nên biết thuận theo tự nhiên thì sẽ bền lâu”. (鳥飛於空,魚游於淵,非術也。故為鳥為魚者,亦不自知其能飛能遊。苟知之,立心以為之,則必墮必溺…是以任自然者久,得其常者). Lẽ có chim bay cùng cá dảy, mới hay kìa nước nọ hư không. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.7). Câu này tác giả ngầm có ý sâu xa hơn. |
Lan Đình 蘭亭 |
|
dt. tên đình ở tây nam huyện thiệu hưng tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, nơi thư Pháp Gia nổi tiếng đời Tấn là Vương Hi Chi thường họp bạn khách bút mực văn chương để uống rượu ngâm thơ. Chính ở đây ông viết Lan Đình tập tự- tập thư thiếp nổi tiếng bậc nhất thời xưa, là khuôn mẫu cho thư pháp muôn đời. Lan Đình tiệc họp, mây ảo, Kim Cốc vườn hoang dế cày. (Trần tình 45.3). |
Lâm Bô 林逋 |
|
dt. (967-1028), tự Quân Phục 君复, ẩn sĩ, nhà thơ, từ gia, thư Pháp Gia nổi tiếng đời Bắc Tống, người thôn hoàng hiền nước Đại Lý (nay là thôn Hoàng Hiền 黄賢, Trấn Cừu Thôn 裘村, thành phố Phụng Hoá 奉化), từ nhỏ đã hiếu học, hiếu cổ, thông chư tử bách gia, tính cô độc, cao khiết, điềm đạm, thích bần hàn, không dua danh lợi. Khi trưởng thành, đi chơi đến vùng Giang Hoài 江淮 , hơn bốn mươi tuổi ẩn cư ở Tây Hồ 西湖 (Hàng Châu 杭州), dựng lều cỏ trên núi, thường bơi thuyền đi chơi các chùa miếu quanh tây hồ, kết giao với nhiều cao tăng, chỉ mặc áo trắng. Mỗi khi có khách đến, đồng tử thả cho hạc bay ra, Lâm Bô thấy hạc biết có khách sẽ quay thuyền về. Thừa tướng vương tuỳ rất mến người và thơ ông, thường đến chơi xướng hoạ. Vua Chân Tông nghe danh ông, bèn ban thóc và lụa, lại ra chiếu cho quan phủ cấp tiền tuất. Nhiều người khuyên ông xuất sĩ, nhưng ông không nghe, nói rằng: “Chí ta không thích thê noa, cũng chẳng công danh phú quý, chỉ thấy non xanh nước biếc hợp với lòng ta mà thôi.” (然吾志之所適,非室家也,非功名富貴也,只覺青山綠水與我情相宜). Lâm Bô cả đời chỉ lấy việc trồng mai nuôi hạc làm vui, lại nói rằng: “Lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con.” (以梅為妻,以鶴為子 dĩ mai vi thê, dĩ hạc vi tử), nên người đời mới gọi là 梅妻鶴子 mai thê hạc tử. Ông có những câu tuyệt cú về mai, rất có ảnh hưởng đến đời sau như: “cỏ thơm úa hết một mình tươi, chiếm hết phong tình mảnh vườn con. Bóng xiên ánh nước nước trong vắt, hương thầm khẽ động nguyệt hoàng hôn.” (众芳摇落獨暄妍, 占盡風情向小園。疏影横斜水清淺,暗香浮動月黄昏). Khi già, Lâm Bô tự làm mộ cho mình ở bên cạnh lều. Lại viết thơ rằng: “Núi xanh trên hồ trước lều cỏ, loà xoà tua trúc cạnh mộ ta.” (湖上青山對結廬,墳前修竹亦蕭疏). Ông mất năm 1028, thọ sáu mươi mốt tuổi, được vua Tống Nhân Tông đặt thuỵ là hoà tịnh tiên sinh 和靖先生. Tác phẩm còn lại gồm ba bài từ và ba trăm bài thơ. Người đời sau sưu tập lại thành cuốn lâm hoà tịnh tiên sinh tập (xem Tống Sử và Lâm Bô Truyện của Tang Thế Xương). Trúc Tưởng Hủ nên thêm tiết cứng, Mai Lâm Bô đâm được câu thần. (Tự thán 81.4). x. Tiên Bô, Bô tiên, Lâm Bô, Lão Bô. |
Ma Cật 摩詰 |
|
dt. tên tự của Vương Duy, 王維 (701-761), nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, thư Pháp Gia và một chính khách nổi tiếng đời Đường. Ông còn được người đời gọi là Thi Phật. Ngày nay còn giữ được khoảng 400 bài thơ của ông, với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một hoạ sĩ nổi tiếng. Ông cũng là người tinh thông về Phật học và theo trường phái thiền tông. Trong Phật giáo có duy Ma Cật Kinh, là kinh sách do duy Ma Cật dùng để giảng dạy cho môn sinh. Vương Duy là người kính trọng duy Ma Cật do ông có tên là duy, tự là Ma Cật. Năm khai nguyên thứ 9 (721) thời đường huyền tông, Vương Duy đỗ tiến sĩ, nhận chức quan đại nhạc thừa, sau phạm lỗi, bị khiển trách và phải đến tế châu làm Tham quân. Năm khai nguyên thứ 14 (726), ông từ bỏ quan chức, nhưng sau đó lại nhận chức hữu thập di, thăng tới giám sát ngự sử. Năm 40 tuổi, được thăng lên điện trung truyền ngự sử. Năm thiên bảo thứ 14 (755), An Lộc Sơn chiếm trường an. Vương Duy bị An Lộc Sơn bức bách ra làm quan, nhưng sau không được như ý, ông đã lui về ở lam điền, sáng tác thơ ca để biểu đạt lòng mình. Sau khi An Lộc Sơn thất bại, nhờ có em trai là vương tấn khi đó đang giữ chức quan cao nên Vương Duy được miễn tội và được phong chức thái tử trung doãn, sau thăng tới Thượng thư hữu thừa, vì thế người đời còn gọi ông là vương hữu thừa. Tô Đông Pha có câu: “Thưởng thức thơ của Ma Cật, trong thơ có hoạ; ngắm hoạ của Ma Cật, trong hoạ có thơ.” (味摩詰之詩, 詩中有畫; 觀摩詰之畫, 畫中有詩 vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu hoạ; quan Ma Cật chi hoạ, hoạ trung hữu thi). Đồng kỳ xương đời Minh thì cho Vương Duy là ông tổ của phong cách hoạ sơn thuỷ nam tông (nam tông hoạ chi tổ). Bút thiêng Ma Cật, tay khôn mạc, câu kháo Huyền Huy, ý chửa đông. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.5). |