Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Trương Mẫn Thúc
tiên khách 仙客
dt. khách tiên. Tiếng Hán “tiên khách” có nhiều nghĩa: (1). Tiên nhân, (2) trỏ kẻ sĩ có tinh thần siêu dật hay những vị quan thanh liêm cao khiết, (3) đạo sĩ, (4) ẩn sĩ, (5) vương tiên khách, (6) một số loài động thực vật đặc thù, như hươu, hạc, hoa quỳnh, hoa quế… ở đây có khả năng cao mang nghĩa cuối. Vì bài đang liệt kê 4 người bạn của ẩn sĩ, câu 3 tả trúc Tưởng Hủ, câu 4 tả Mai Lâm Bô, câu 5 tả tùng “bậc trượng phu non vắng”, nên câu 6 chắc cũng phải tả một loài động thực vật nào đó. Xét, Diêu Khoan đời Tống trong Tây khê tùng ngữ có viết: “anh ta bá thanh trồng được mười ba vị khách, gồm: mẫu đơn là quý khách, mai là thanh khách, … Hoa quỳnh là tiên khách”. Quách Nhược Hư đời nguyên trong Đồ hoạ kiến văn chí ghi: “Lý Văn Chính thường ở vườn sau trong phủ, chăm bón năm loài chim để chơi ngắm, đều lấy chữ “khách” để đặt tên. Sau lại sai hoạ sĩ vẽ tranh các loài ấy, gồm: hạc là tiên khách, Khổng tước là nam khách, anh vũ là lũng khách… đều có làm thơ vịnh ghi trong tranh”. Đô Cung đời Minh trong Tam dư chuế bút ghi: “Trương Mẫn Thúc coi 12 loài hoa là 12 khách, đều có thơ vịnh. Mẫu đơn là quý khách, mai là thanh khách,… quế là tiên khách”. Xét, thơ Nguyễn Trãi có câu “hé cửa đêm chờ hương quế lọt” và “rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn”. Như vậy, “tiên khách” ở đây là trỏ “quế” hoặc “hạc”. Trượng phu non vắng là tri kỉ, tiên khách nguồn im ấy cố nhân. (Tự thán 81.6).