Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Hàn Lâm học sĩ
Thừa chỉ 承旨
dt. tên một chức quan, chức này bắt đầu có từ đời Đường, tên đầy đủ là Hàn Lâm học sĩ Thừa chỉ thuộc Hàn Lâm viện, là quan đứng đầu các học sĩ, phàm các việc chính sự trọng yếu như cáo lệnh, phế truất, cắt đặt đều được một mình ứng đối. “qua bức thư Nguyễn Trãi thay mặt lê lợi soạn thảo sớm nhất còn lại là Thỉnh hàng thư (Thư xin hàng) viết vào tháng 5 năm quý mão (1423), có thể đoán Nguyễn Trãi được phong chức đó từ những năm đầu tham gia khởi nghĩa lam sơn. Dưới triều Lê Thái Tổ, với chức vụ Thừa chỉ, Nguyễn Trãi chuyên thay mặt vua soạn thảo chiếu, chế, biểu… ghi chép hoạt động của Nguyễn Trãi khoảng 1433 - 1437, Đại Việt sử ký toàn thư vẫn gọi ông với chức danh Thừa chỉ. Tháng 6 năm đinh tị (1437), nhân bất đồng với quy chế nhã nhạc do Lương Đăng soạn thảo, nhưng vua Lê Thái Tông lại tán thành, ông xin về Côn Sơn dựng nhà, thỉnh thoảng mới về thăng long chầu vua. Bài thơ có lẽ được làm ở Côn Sơn vào thời kỳ này, khi Nguyễn Trãi vẫn đương chức Thừa chỉ” [PL 2012: 131]. Thừa chỉ ai rằng thì khó ngặt, Túi thơ chứa hết mọi giang san. (Tự thán 72.7).