Phần giải nghĩa Trương Lương |
nộp 納 |
|
◎ Đọc âm PHV. AHV: nạp. nop < *nup [Baxter 1992: 558].
|
đgt. gửi trả. Kham hạ Trương Lương chăng khứng ở, tìm tiên để nộp ấn phong hầu. (Bảo kính 162.8). |
phong hầu 封侯 |
|
đgt. <Tngls> phong cho tước hầu. Kham hạ Trương Lương chăng khứng ở, tìm tiên để nộp ấn phong hầu. (Bảo kính 162.8). |
Tiêu Hà 蕭何 |
|
dt. (? - 193 tcn) người Huyện Bái (Giang Tô ngày nay), là thừa tướng nhà Hán. Tiêu Hà cùng với Trương Lương, Hàn Tín là “tam kiệt nhà Hán” (Phi Tam kiệt tất vô hán thất nghĩa là không có tam kiệt trợ giúp thì không có triều hán). Ông có đóng góp nhiều cho thành công của Lưu Bang trong thời Hán Sở tranh hùng. Ông cũng là người có công giúp Hàn Tín đến với Lưu Bang nhưng đồng thời cũng có phần nào trách nhiệm trong cái chết của Hàn Tín, việc này đã trở thành một ngạn ngữ của Trung Quốc: 成也蕭何,敗也蕭何 thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà. Nghiệp Tiêu Hà làm khá kịp, xưa nay cũng một sử xanh truyền. (Bảo kính 183.7). |
Trương Lương 張良 |
|
(? - 188 tcn) |
dt. tự là tử phòng 子房, là văn thần có công giúp Lưu Bang đánh đổ nhà tần và thắng hạng vũ trong chiến tranh Hán Sở sáng lập ra nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Trong khi các công thần nhà Hán như Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố lần lượt bị Lưu Bang trừ khử để phong đất cho các hoàng tử họ lưu, riêng Trương Lương bỏ đi ở ẩn. Trương Lương nói với Lưu Bang: ‘gia đình tôi đời đời làm tướng quốc nước hàn. Đến khi hàn mất, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng vàng, đối phó với nước tần mạnh, để báo thù cho nước hàn, làm cho thiên hạ đều rung động. Nay tôi lấy ba tấc lưỡi mà làm thầy bậc đế vương, được phong vạn hộ, ở ngôi chư hầu, kẻ áo vải được thế là tột bậc, đối với lương thế là đủ rồi. Vậy xin bỏ việc nhân gian, chỉ muốn đi ngao du với Xích Tùng Tử mà thôi’. Ông bèn học cách nhịn cơm, học lối đạo dẫn cho nhẹ mình. Năm 195 tcn, Lưu Bang chết, lưu doanh lên thay, tức là hán huệ đế. Năm 188 tcn, Trương Lương qua đời, được đặt tên thuỵ là văn thành hầu. Con ông là trương bất nghi thay cha làm tước hầu. Kham hạ Trương Lương chăng khứng ở, tìm tiên để nộp ấn phong hầu. (Bảo kính 162.7). |
ở 於 |
|
① đgt. sống nói chung. Ở thế những hiềm qua mỗ thế, có thân thì sá cốc chưng thân. (Mạn thuật 33.3)‖ (Thuật hứng 61.6, 61.6)‖ (Tự thán 76.1, 99.7, 106.4, 111.7)‖ (Tự thuật 113.5, 120.1)‖ (Bảo kính 138.2, 142.7, 171.6, 173.2, 185.7, 187.4, 188.5)‖ (Thuật hứng 60.1). |
② đgt. sống (cư trú). Cày ruộng cuốc vườn dầu hết khoẻ, tôi Đường Ngu ở đất Đường Ngu. (Trần tình 43.8)‖ (Tự thán 103.7, 105.8)‖ (Tự thuật 116.6, 117.6)‖ (Tức sự 124.3)‖ (Tự giới 127.6)‖ (Bảo kính 136.7)‖ Bói ở. (Bảo kính 169.3), dịch chữ bốc cư. |
③ đgt. có mặt, hay tiếp tục lưu lại ở một chỗ nào đó (triều đình) mà không phải rời đi chỗ khác. (Thuật hứng 53.7)‖ (Tự thán 108.4)‖ (Bảo kính 154.8)‖ Kham hạ Trương Lương chăng khứng ở, tìm tiên để nộp ấn phong hầu. (Bảo kính 162.7)‖ (Tích cảnh thi 200.3). |
④ đgt. sống, sinh ra làm một cá thể vật loài nào đó. Ngòi cạn ước ở làm cấn cấn, cửa quyền biếng mặc áo thê thê. (Tự thán 109.3). |
⑤ đgt. sống, sinh hoạt, ăn ở nói chung. (Bảo kính 133.6)‖ Xa hoa ở quãng nên khó, tranh cạnh làm hờn bởi tham. (Bảo kính 174.5). ở quãng: ăn ở rộng rãi, khoáng đạt, không bo bo giữ của, chỉ biết có mình mình, mà không biết quan tâm đến người khác. |
⑥ đgt. đặt vào, chú trọng vào, quan tâm tới. Bởi lòng chẳng ở cửa quyền, há rặng quân thần chẳng phải duyên. (Bảo kính 143.1). |
⑦ đgt. sống, trong Ăn ở. (cách sống, lối sống) (Mạn thuật 29.1)‖ (Bảo kính 143.8, 146.3)‖ Ở ngọt thì hơn, nhiều kẻ chuộng, quá chua liền ủng có ai màng. (Bảo kính 147.3, 147.6)‖ (Thuật hứng 59.1). |
⑧ đgt. tồn tại, có trong. Chớ người đục đục, chớ ta thanh, lấy phải thì trung, đạo ở kinh. (Bảo kính 156.2). |
⑨ k. từ biểu thị điều sắp nêu ra là không gian cho sự việc đã nêu ở trước tồn tại hay hiễn ra. Lộng lộng trời, tây chút đâu, nào ai chẳng đội ở trên đầu? (Trần tình 40.2, 40.8, 45.2)‖ (Tự thán 84.2)‖ (Tức sự 125.4)‖ (Bảo kính 148.1, 159.8)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.8). |