Phần giải nghĩa Thượng thư |
bậu 部 |
|
◎ Ss đối ứng: pậu là “người ta, chúng nó”, từ để gọi bạn bè kém tuổi mình (Tày) [HTA 2003: 399], cđ vậu [HTA 2003: 576-577], Phng. miền Trung: bậu là từ nam giới dùng để gọi vợ [Alves 2012: 4]. Phiên khác: mỗ bộ (TVG, MQL, PL), mấy bộ (ĐDA). Chú giải: “Nguyễn Trãi từng làm Thượng thư bộ lại, nay về ẩn, nên nói xin làm một bộ nào đó (bộ này không có trong cơ chế của triều đình) để quản lý núi sông, tức cảnh ẩn dật” [MQL 2001: 854]. Tồn nghi.
|
dt. <từ cổ> “bậu: bạn” [Rhodes 1651 tb1994: 37], trong bậu bạn, bậu gốc Việt, bạn (伴) gốc Hán. Xin làm mỗ bậu quản giang san, có biết đâu là sự thế gian. (Tự thán 95.1). Nghèo như nhà bậu mai rau chiều cháo, đây anh cũng ngồi mà nghĩ bổ báo đền ơn. cd |
Ma Cật 摩詰 |
|
dt. tên tự của Vương Duy, 王維 (701-761), nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, thư Pháp Gia và một chính khách nổi tiếng đời Đường. Ông còn được người đời gọi là Thi Phật. Ngày nay còn giữ được khoảng 400 bài thơ của ông, với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một hoạ sĩ nổi tiếng. Ông cũng là người tinh thông về Phật học và theo trường phái thiền tông. Trong Phật giáo có duy Ma Cật Kinh, là kinh sách do duy Ma Cật dùng để giảng dạy cho môn sinh. Vương Duy là người kính trọng duy Ma Cật do ông có tên là duy, tự là Ma Cật. Năm khai nguyên thứ 9 (721) thời đường huyền tông, Vương Duy đỗ tiến sĩ, nhận chức quan đại nhạc thừa, sau phạm lỗi, bị khiển trách và phải đến tế châu làm Tham quân. Năm khai nguyên thứ 14 (726), ông từ bỏ quan chức, nhưng sau đó lại nhận chức hữu thập di, thăng tới giám sát ngự sử. Năm 40 tuổi, được thăng lên điện trung truyền ngự sử. Năm thiên bảo thứ 14 (755), An Lộc Sơn chiếm trường an. Vương Duy bị An Lộc Sơn bức bách ra làm quan, nhưng sau không được như ý, ông đã lui về ở lam điền, sáng tác thơ ca để biểu đạt lòng mình. Sau khi An Lộc Sơn thất bại, nhờ có em trai là vương tấn khi đó đang giữ chức quan cao nên Vương Duy được miễn tội và được phong chức thái tử trung doãn, sau thăng tới Thượng thư hữu thừa, vì thế người đời còn gọi ông là vương hữu thừa. Tô Đông Pha có câu: “Thưởng thức thơ của Ma Cật, trong thơ có hoạ; ngắm hoạ của Ma Cật, trong hoạ có thơ.” (味摩詰之詩, 詩中有畫; 觀摩詰之畫, 畫中有詩 vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu hoạ; quan Ma Cật chi hoạ, hoạ trung hữu thi). Đồng kỳ xương đời Minh thì cho Vương Duy là ông tổ của phong cách hoạ sơn thuỷ nam tông (nam tông hoạ chi tổ). Bút thiêng Ma Cật, tay khôn mạc, câu kháo Huyền Huy, ý chửa đông. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.5). |
Tạ Phó 謝傅 |
|
dt. tức Tạ An 謝安 (320 – 385),tự là An Thạch 安石, hiệu Đông Sơn 東山, người đời Đông Tấn, trải các chức Ngô Hưng Thái thú. Thị trung kiêm Lại bộ Thượng thư kiêm Trung hộ quân, Thượng thư Bộc xạ kiêm Lĩnh Lại bộ Gia hậu tướng quân, Dương Châu thứ sử, kiêm Trung thư giám, kiêm Lục thương thư sự, Đô đốc ngũ châu… Sau khi chết được truy phong làm Thái phó kiêm Lư Lăng Quận công. Đời sau gọi là Tạ Thái Phó, Tạ An Thạch, Tạ Tướng, Tạ Công. Trước khi ra làm quan, thời trẻ, Tạ An từng đi ở ẩn ở Cối Kê và Đông Sơn. Ông kết giao với nhiều danh sĩ đương thời bấy giờ như Chi Đạo Lâm 支道林 , Vương Hy Chi 王羲之, Tôn Xước 孫綽, Lý Sung 李充,…nhiều lần bàn luận thơ văn, sướng đàm lẽ huyền diệu hay ngao du sơn thuỷ. Đây chính là nhóm tác gia hay tụ họp tại Lan Đình. Bài Lan Đình Tự 蘭亭序 nổi tiếng của Vương Hy Chi cũng làm trong giai đoạn xướng hoạ bất tận này. Bói ở lần tìm non Tạ Phó, xin về xưa cổi ấn Ngu Khanh. (Bảo kính 169.3). |