Phần giải nghĩa sử động |
nhọc 辱 / 𢟲 |
|
◎ Nôm: 辱
|
① tt. đgt. mệt mỏi, cực khổ [Paulus của 1895: 749]. (Thuật hứng 55.2, 64.4). Nhọc nhằn. Mỏi nhọc. Mệt nhọc. Nhọc công. Nhọc sức [Taberd 1838: 362]‖ (Tự thán 82.1, 85.1)‖ (Bảo kính 129.2)‖ Nẻo khỏi tiểu nhân quân tử nhọc, dầu chăng quân tử tiểu nhân loàn. (Bảo kính 133.3), dịch câu 無野人莫養君子無君子莫治野人 vô dã nhân mạc dưỡng quân tử, vô quân tử mạc trị dã nhân (Mạnh Tử- đằng văn công thượng)‖ (135.8, 146.6, 172.7, 177.6)‖ (Giới nộ 191.2). |
② đgt. HVVD <từ cổ> làm cho mệt nhọc, làm phiền đến, ảnh hưởng từ cấu trúc sử động trong văn ngôn. Sách Luận Ngữ thiên Tử Lộ ghi: “Đi sứ tứ phương, chẳng làm nhục đến mệnh vua” (使于四方,不辱君命 sứ vu tứ phương, bất nhục quân mệnh). Truyền tin chẳng lọ nhọc thanh đồng, cổi lòng xuân làm sứ thông. (Thái cầu 253.1). |
động người 動𠊚 |
|
đgt. <từ cổ> dịch chữ động nhân 動人, từ này vốn là một cụm động tân trong tiếng Hán cổ, sử dụng theo cấu trúc sử động, nghĩa là sử nhân động 使人動 (khiến người khác xúc động, làm lay động lòng người) [xem thêm TT Dương 2014a]. Đông phong ắt có tình hay nữa, kín tịn mùi hương dễ động người. (Đào hoa thi 227.4, 228.1)‖ (Dương 247.4)‖ (Mai thi 225.4, 226.1). |