Phần giải nghĩa Đại Việt sử ký toàn thư |
nhà quan 茹官 |
|
dt. HVVT <Nho> lời bề tôi tôn xưng nhà vua, dịch chữ quan gia 官家. Sách Tư Trị Thông Giám phần Tấn thành đế hàm khang tam niên do hồ tam tỉnh chú: ”đời Tây Hán gọi thiên tử là huyện quan, đời Đông Hán gọi là quốc gia, nên gộp xưng là quan gia. Có thuyết cho rằng: “Ngũ đế cai quản (官) thiên hạ, tam vương đặt định (家) thiên hạ, nên gọi vậy.” (西漢謂天子為縣官,東漢謂天子為國家,故兼而稱之。或曰:五帝官天下,三王家天下,故兼稱之). Đại Việt sử ký toàn thư ghi: đời Trần “[thiên ứng chính bình] năm thứ 19 [1250]… xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là quan gia”. Năm 1277, Uy Văn Vương Trần Toại, cũng từng giải thích cho thượng hoàng về nghĩa của “quan gia” qua trích dẫn sách Tư Trị Thông Giám [PV Thắm 2008]. Ẩn cả lọ chi thành thị nữa, nào đâu là chẳng đất nhà quan. (Ngôn chí 17.8), dịch câu “dưới khắp gầm trời, đâu chẳng đất vua, trên mọi bến bờ, ai không thần tử” (普天之下,莫非王土,率土之濱,莫非王臣 phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, suất thổ chi tân, mạc phi vương thần) [Kinh Thi]. Ăn lộc nhà quan chịu việc quan, chớ tham tiểu lợi phải gian nan. (Bảo kính 144.1). Tương tự nhà vua dịch chữ vương gia 王家, nhà nước dịch chữ quốc gia 國家. |
thon von 村員 |
|
◎ Phiên khác: thôn viên: thôn nhân, ông lão nông thôn (TVG), chon von: cao vút, chơ vơ (ĐDA). Nay theo Schneider và NT Nhí.
|
tt. <từ cổ> suy vi, “cheo leo, nguy hiểm, gian nan”. [Paulus của 1895: 1024]. Chỉn đã thon von ← 式微式微乎不歸 (Kinh ), chim phượng kia vậy sao đức chưng thon von < 鳳兮鳳兮何德衰 (Tứ thư ước giải- Luận Ngữ) [NTN 2008: 94, NTN 1985]. “Chỉn đã thon von! chỉn đã thon von!” < thức vi! thức vi! (Thi kinh giải âm, 1892). Các cụ già Đông Anh, cổ loa vẫn nói “con cháu phải giữ thói ông cha, chớ để thon von” với nghĩa “suy sút, sút kém” [CK Lược 1980: 184]. Văn này gẫm thấy mới thon von, thương hải hay khao, thiết thạch mòn. (Thuật hứng 49.1). Sách Luận Ngữ thiên có đoạn: “Khổng Tử bị hãm ở đất khuông. Than rằng: Văn Vương đã mất, văn chẳng còn ở trong ta đây sao? nếu trời để mất cái nền văn này, thì những kẻ chết sau ta sẽ chẳng thể biết được nền văn ấy nữa; còn nếu như thiên chưa muốn để mất văn này, thì người đất khuông liệu có làm gì được ta?” (子畏於匡。曰:“文王既沒,文不在茲乎?天之將喪斯文也,後死者不得與於斯文也;天之未喪斯文也,匡人其如予何?), thon von dịch chữ táng 喪‖ Giữ khăng khăng ai nỡ phụ, bù trì mựa khá để thon von. (Tự thán 87.8)‖ phò vạc hán thuở thon von (Hồng Đức ). Câu thơ thể hiện nỗi lo lắng của tác giả về tình hình văn trị. Một nguyên nhân có thể là do “Bấy giờ, các chức đứng đầu ở triều đình đều là đại thần khai quốc nắm giữ, họ không thích Nho thuật.” (Đại Việt sử ký toàn thư) [PL 2012: 369]. |
Thừa chỉ 承旨 |
|
dt. tên một chức quan, chức này bắt đầu có từ đời Đường, tên đầy đủ là Hàn Lâm học sĩ Thừa chỉ thuộc Hàn Lâm viện, là quan đứng đầu các học sĩ, phàm các việc chính sự trọng yếu như cáo lệnh, phế truất, cắt đặt đều được một mình ứng đối. “qua bức thư Nguyễn Trãi thay mặt lê lợi soạn thảo sớm nhất còn lại là Thỉnh hàng thư (Thư xin hàng) viết vào tháng 5 năm quý mão (1423), có thể đoán Nguyễn Trãi được phong chức đó từ những năm đầu tham gia khởi nghĩa lam sơn. Dưới triều Lê Thái Tổ, với chức vụ Thừa chỉ, Nguyễn Trãi chuyên thay mặt vua soạn thảo chiếu, chế, biểu… ghi chép hoạt động của Nguyễn Trãi khoảng 1433 - 1437, Đại Việt sử ký toàn thư vẫn gọi ông với chức danh Thừa chỉ. Tháng 6 năm đinh tị (1437), nhân bất đồng với quy chế nhã nhạc do Lương Đăng soạn thảo, nhưng vua Lê Thái Tông lại tán thành, ông xin về Côn Sơn dựng nhà, thỉnh thoảng mới về thăng long chầu vua. Bài thơ có lẽ được làm ở Côn Sơn vào thời kỳ này, khi Nguyễn Trãi vẫn đương chức Thừa chỉ” [PL 2012: 131]. Thừa chỉ ai rằng thì khó ngặt, Túi thơ chứa hết mọi giang san. (Tự thán 72.7). |