Phần giải nghĩa Liệt Tử |
Ngu công 愚公 |
|
dt. đc. sách Liệt Tử thiên Thang vấn ghi: “Thái Hình 太形 và Vương Ốc 王屋 là hai ngọn núi dài đến bảy trăm dặm, cao đến vạn nhận, nằm về phía nam ký châu và phía bắc Hà Dương. Ngu công đã gần chín mươi tuổi, nhà ở cạnh núi. Thấy phía bắc núi thì tắc mà lạnh, ra vào khó khăn, bèn họp cả nhà lại bàn: ‘ta với các con dốc sức bạt núi hiểm, thông : qua dự nam, thắng đến hán âm, có được không?’ cả nhà đều hào hứng nghe theo. Nhưng vợ Ngu công còn ngần ngại nói: ‘với sức của ông còn chẳng dời được cái gò khôi phụ kia, nói gì đến hai núi thái hình, ốc hà? vả lại lấy đâu ra chỗ mà đổ đất đá?’ ông trả lời: ‘thì đổ xuống góc bể bột hải hay phía bắc ẩn thổ.’ rồi dắt con cháu là hà và đảm cả thảy ba người, đập đá xúc đất, đổ xuống bột hải. Hàng xóm có một bà quả phụ, bà này có một người con trai cũng đến giúp sức. Đông hè nóng lạnh, làm việc không nghỉ. Có ông cụ tên là hà khúc trí thấy vậy mới cười: ‘cây cối trên núi thì có thể chứ đất đá sao mà dời được?’. Ngu công mới trả lời: ‘ông còn suy nghĩ cố chấp lắm, cố chấp đến mức u muội, chẳng bằng mẹ con nhà goá phụ kia. Tuy ta rồi sẽ chết, thì còn con ta; con ta lại sinh cháu ta, cháu ta lại sinh con; cháu lại sinh chắt, chắt lại sinh chút, con cháu chút chít cứ sinh sinh sôi sôi mãi; còn núi kia chẳng cao thêm, thế thì chả mấy mà phẳng’. Hà trí khúc chịu không nói lại được. Thần táo xà nghe được chuyện ấy, lo chuyện không thành, bèn cáo với thiên đế. Thiên đế cảm lòng thành, bèn sai hai con của vạn nga thị gánh núi đi, một ngọn thì ném về phía đông bắc, một ngọn thì vứt về phía nam châu ung. Từ đó, từ nam ký châu đến bắc hán không bị gián cách nữa.” Nhẫn thấy Ngu công tua sá hỏi, non từ nay mựa tốn công dời. (Thuật hứng 59.7). |
quán khách 館客 |
|
dt. <Đạo> nhà trọ, dịch chữ nghịch lữ 逆旅. Sách Trang Tử có câu: “Dương Tử đến đất tống, vào nghỉ trong một nhà trọ.” (陽子之宋,宿於逆旅). Trang Tử thiên Tri bất du có câu: “buồn vui đến, ta chẳng thể kìm ngự được, vui buồn đi ta chẳng thể dừng được. Buồn thay! thế nhân thực là quán trọ của vật.” (哀樂之來,吾不能禦,其去弗能止。悲夫!世人直為物逆旅耳!) sách Liệt Tử thiên Trọng ni có đoạn: “Long Thúc nói với Văn Chí rằng: ‘thuật của ngài thực vi diệu. Ta có tật, ngài có thể chữa được chăng?’ Văn Chí rằng: ‘chỉ nên nghe theo mệnh mà thôi. Nhưng trước hết ngài hãy nói về cái bệnh của ngài’. Long Thúc rằng: ‘quê tôi có tiếng tăm nhưng chẳng coi đó là vẻ vang, nước tôi mất cũng chẳng coi đó là nhục; được mà chẳng vui, mất mà chẳng buồn; coi sống như chết, coi giàu như nghèo, coi người như lợn, coi mình như người. Ta ở trong nhà mình, cũng như ở nơi quán trọ; coi làng nước ta cũng như nước của dân mọi rợ. [lại thêm] những bệnh như vầy: tước thưởng chẳng thể khuyến khích ta, hình phạt chẳng thể làm uy với ta, thịnh suy lợi hại chẳng thể làm ta lay động, vui buồn chẳng thể làm ta chuyền rời’. Cho nên, ta chẳng thờ vua, chăng chơi bè bạn, chẳng rèn vợ con, chăng đe nô bộc. Đó chẳng phải là bệnh sao? cách gì có thể chữa được? Văn Chí bèn bảo Long Thúc đứng xây lưng về phía ánh sáng. Văn Chí lại từ phía sau nhìn ra phía ánh sáng, rồi nói rằng: ‘ôi! ta nhìn thấy tim ngài rồi, đó là tấc lòng trống rỗng, cơ hồ như lòng thánh nhân vậy! tim ngài sáu lỗ lưu thông, một lỗ cũng chẳng tắc. Nay ngài coi cái thánh trí là bệnh, là có cái nguyên do của nó vậy! cái thuật mọn của tôi chẳng thể chữa được đâu’.” (龍叔謂文摯曰:“子之術微矣。吾有疾,子能已乎?”文摯曰:“唯命所聽。然先言子所病之正。”龍叔曰:“吾鄉譽不以為榮,國毀不以為辱;得而不喜,失而弗憂;視生如死,視富如貧,視人如豕,視吾如人。處吾之家,如逆旅之舍;觀吾之鄉,如戎蠻之國。凡此眾疾,爵賞不能勸,弄罰不能威,盛衰利害不能易,哀樂不能移. 固不可事國君,交親友,御妻子,制仆隸。此奚疾哉?奚方能已之乎?”文摯乃命龍叔背明而立。文摯自後向明而望之,既而曰:“嘻!吾見子之心矣,方寸之地虛矣,幾聖人也!子心六孔流通,一孔不達。今以聖智為疾者,或由此乎!非吾淺術所能已也). Lý Bạch trong bài Xuân dạ yến đào viên tự có câu: phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ (ôi trời đất là quán trọ của muôn vật vậy). Liều cửa nhà xem bằng quán khách, đam công danh đổi lấy cần câu. (Mạn thuật 30.3). |
tri âm 知音 |
|
đgt. biết tiếng. Liệt Tử thiên Thang vấn có đoạn: “Bá Nha giỏi đánh đàn, còn chung tử kỳ giỏi nghe đàn. Tiếng đàn của Bá Nha có ý miêu tả ngọn núi cao, chung tử kỳ liền nói: “hay quá! núi cao chừ như thái sơn”. Tiếng đàn có ý miêu tả dòng nước chảy, chung tử kỳ nói: “hay quá! cuồn cuộn chừ như sông lớn” (伯牙善鼓琴,鍾子期善聽琴。 伯牙琴音志在高山,子期說“峩峩兮若泰山 ”;琴音意在流水, 子期說洋洋兮若江河). Ý nghĩ của Bá Nha, chung tử kỳ đều biết được. Đời sau dùng “tri âm” để ví với người tri kỉ, cùng chí hướng. Rủ vượn hạc xin phương cổi tục, quyến trúc mai kết bạn tri âm. (Tự thuật 119.4, 121.5)‖ (Trúc thi 222.2). |
tạc tỉnh canh điền 鑿井耕田 |
|
đgt. đc. đào giếng cày ruộng, công việc lao động, tự cung tự cấp của người ẩn sĩ. Sách Thiên Trung Ký ghi chuyện vua Nghiêu sau năm mươi năm trị nước, thịnh trị thái hoà, bèn mặc thường phục đi vi hành, gặp một ông lão ngoài chín mươi ngồi kích nhưỡng hát rằng “sáng ra thì làm, tối về thì nghỉ. Đào giếng mà uống, cày ruộng mà ăn. Đế lực có ảnh hưởng gì đến ta?”. (而日出而作日入而息鑿井而飲耕田而食帝力於我何有哉 nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức. Tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực. Đế lực ư ngã hà hữu tai?). Sách Liệt Tử trích đoạn vua Nghiêu lại thấy trẻ con hát lời đồng dao rằng: “rập dựng dân đen, chẳng ai trái luật. Không trí không xảo, thuận theo lẽ trời.” (立我蒸民莫匪爾極不識不知順帝之則 lập ngã chưng dân, mạc phi nhĩ cực, bất thức bất tri, thuận đế chi tắc). Nghiêu nghe thấy bài hát ấy xong, trở về cung, an tâm truyền ngôi lại cho thuấn. Mạnh Tử tập chú dẫn lời trình tử rằng: “Tạc tỉnh canh điền: đế lực có ảnh hưởng gì đến ta?” câu này ý nói noi theo cái lẽ tự nhiên của trời đất ấy là việc thực hiện chính sự của nhà vua.” (耕田鑿井,帝力何有於我?如天之自然,乃王者之政). Cao Thích trong bài Tống Dương Sơn Nhân quy Tung Dương viết: “Tạc tỉnh canh điển chớ vời ta, biết anh quyên thảy lệnh vua ra.” (鑿井耕田不我招,知君以此忘帝力。山人好去嵩陽路,惟餘眷眷長相憶 tạc tỉnh canh điền bất ngã chiêu, tri quân dĩ thử vong đế lực). Ruộng nhiều quê tổ năm ba thửa, tạc tỉnh canh điền tự tại nhèn. (Bảo kính 140.8). Tạc tỉnh canh điền vốn là biểu tượng cao nhất của xã hội thái hoà đời viễn cổ. Đó là một xã hội lý tưởng luôn nằm trong mộng tưởng của các nhà Nho. Lý tưởng ở chỗ các phép tắc chế trị đã nhất thể hoá với những quy luật của tự nhiên, và hoà làm một với cuộc sống của bách tính. Các nhà Nho ở ẩn đời sau đã lấy biểu tượng thái hoà thời viễn cổ (tạc tỉnh canh điền) này làm biểu tượng cho cuộc sống ẩn dật. ẩn dật không phải là một cuộc chạy trốn nhân thế mà là một hành vi chính trị, đứng ra ngoài môi trường hoạn hải bất trắc và phi tự nhiên kia để tự tạo cho mình một đời sống thái hoà lý tưởng, một ốc đảo hoà bình lý tưởng ít nhất đối với chính bản thân mình, đối lập với toàn bộ cuộc thế. Cuộc sống thái hoà lý tưởng ấy của các ẩn sĩ là một sự trải nghiệm từ trong tâm tưởng cho đến các hành vi nhật dụng sống động [TT Dương 2011c]. x. cày ăn đào uống. |
âu lộ 鷗鷺 |
|
dt. âu và cò, hai loài chim nước, bạn của ẩn sĩ. đc. sách Liệt Tử thiên Hoàng đế có đoạn: “có người miền biển chơi thân với chim âu, cứ sáng ra lại theo chim âu đi chơi, chim âu kéo đến bên người hàng trăm con mà không thôi. Bố người ấy rằng: chim âu theo con, con bắt về cho ta xem chơi. Sáng hôm sau người đó ra biển thì chim âu bay múa mà không chịu đậu xuống nữa. Cho nên mới có câu: cách nói hay nhất là bỏ lời nói; cách làm hay nhất là vô vi.” (海上之人有好漚鳥者,每旦之海上,從漚鳥游,漚鳥之至者百住而不止。其父曰:吾聞漚鳥皆從汝游,汝取來,吾玩之。明日之海上,漚鳥舞而不下也. 故曰:至言去言,至為無為). Sau dùng điển âu lộ vong cơ 鷗鷺亡機 (không có cơ mưu gì với loài âu lộ) để trỏ lòng không chất chứa mưu mô xảo trá, không có cơ tâm, đến mức các loài vật cảm nhận được mà thân gần như đồng loại. Điển này còn được dùng để ví với cảnh giới hoà nhập bản thể với thiên nhiên của các ẩn sĩ. Âu lộ cùng ta dường có ý; đến đâu thì thấy nó đi theo. (Tự thán 101.7). |
đáy 底 |
|
◎ AHV: để. Đồng nguyên tự: đế trong đế giày (鞋底).
|
dt. đáy nước. Sách Liệt Tử thiên Thang vấn ghi: “Thực là cái hang không đáy” (實惟無底之谷). Nguyệt trong đáy nước nguyệt trên không, xem ắt lầm một thức cùng. (Thuỷ trung nguyệt 212.1)‖ (Mai 214.4). |
ảo hoá 幻化 |
|
tt. AHV là huyễn hoá, nghĩa gốc là “sự biến đổi”, trong đó huyễn = hoá (từ kép đẳng lập), như: “幻化也” (Quảng Vận). Liệt Tử phần chu mục vương ghi: “Những việc mà đến lúc cùng thì sẽ biến đổi, nhân theo hình mà thay đổi, đó gọi là hoá, gọi là ảo…… nên biết rằng việc ảo hoá không khác gì với việc sống chết.” (窮數達變,因形移易者,謂之化,謂之幻.…知幻化之不異生死也). Sau được dùng để dịch thuật nhữ māyā-upamatā của Phật giáo, trỏ vạn vật không có thực tính. Đào Uyên Minh trong bài Quy viên điền cư có câu: “đời người tựa ảo hoá, thảy đều về hư vô” (人生似幻化,終當歸空無 nhân sinh tự ảo hoá, chung đương quy không vô). Toàn Đường Thi (q.806) bài Hàn san thi có câu: “phù sinh ảo hoá như đèn lụi, thân vùi dưới đất ấy hữu - vô” (浮生幻化如燈燼,塚內埋身是有無 phù sinh ảo hoá như đăng tận, trủng nội mai thân thị hữu vô). Người ảo hoá khoe thân ảo hoá, khuở chiêm bao thốt sự chiêm bao. (Thuật hứng 47.3). ai ai sá cóc: bằng huyễn chiêm bao; xẩy tỉnh giấc hoè, châu rơi lã chã. Cóc hay thân huyễn, chẳng khác phù vân; vạn sự giai không, tựa dường bọt bã. [Trần Nhân Tông - Đắc Thú lâm tuyền 31a]. kinh kim cương có câu: “tất thảy phép hữu vi, như bóng bọt mộng ảo” (一切有爲法,如夢幻泡影 nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh). |