Phần giải nghĩa Vương An Thạch |
mỗ 某 |
|
① đt. <từ cổ> thường đứng trước danh từ, từ phiếm chỉ, nọ, nào đó, trỏ người hay sự vật nào đó chưa biết một cách rõ ràng xác định. Thuỷ chung mỗ vật đều nhờ chúa, động tĩnh nào ai chẳng bởi sày. (Mạn thuật 25.3)‖ (Tự thán 95.1, 100.4)‖ (Bảo kính 167.2). |
② đt. <từ cổ> trỏ đối tượng đã nhắc đến, hoặc đối tượng mà ai cũng đã biết. Sách Phật Thuyết có câu: Mày tuy là đệ tử cả tao, đi tu hành tuy rằng đà lâu ngày, hay sự mỗ chưa rộng. (tr. 7), sự mỗ tức các sự việc trong đời. Ở thế những hiềm qua mỗ thế, có thân thì sá cốc chưng thân. (Mạn thuật 33.3), mỗ thế: cuộc đời này‖ (Thuật hứng 59.3)‖ (Tự thán 73.7), mỗ phận: phận của mình (tức trỏ phận của các loài phi tẩu)‖ (Tự thán 98.8)‖ (Cúc 216.8), mỗ mùi hương: mùi hương của từng loài hoa (Cúc và lan). |
③ đt. <từ cổ> ngôi tự xưng, ta, có thể dùng làm chủ ngữ, cũng có thể làm tính từ với nghĩa “của ta”. Vương An Thạch 王安石 đời Tống trong du bảo thiền sơn ký 游褒禪山記 viết: Vương Mỗ 王某 và tự chua rằng “Vương Mỗ tức Vương An Thạch tôi. Cổ nhân xưa khi biên soạn sách vở, khi viết đến tên mình, thường chỉ viết chữ mỗ để thay thế, hoặc viết chữ mỗ sau họ của mình. Sau khi viết xong, cho chép lại sách ấy thì mới chính thức viết danh tính”. Trong sách Phật Thuyết có đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất là mỗ giáp : tôi, ta (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số ít). Dịch từ chữ Hán tương ứng ngã 我 trong câu Ấy vậy mỗ giáp kĩnh lễ ← 是故我皈依 Phật Thuyết, 2b1 ‖ (Ngôn chí 7.1)‖ Phú quý chẳng tham thanh tựa nước, lòng nào vạy, mỗ hây hây. (Ngôn chí 22.8)‖ (Mạn thuật 29.4, 31.4, 34.4)‖ (Tự thán 94.4, 104.8, 106.2)‖ (Tự thuật 114.1, 115.2)‖ (Bảo kính 142.6, 157.7, 180.2)‖ Quý nương đà trở lại lê viên, lui gót mỗ dời chân dặm liễu. (đinh Lưu Tú 11). |
④ dt. <từ cổ> trỏ số lượng nhỏ, chút, mảy may. Sách Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục có câu: chẳng mỗ phút hơi, xẩy vậy cả mưa < 不瞬息間忽然大雨. Từ ngày gặp hội phong vân, bổ báo chưa hề đặng mỗ phân. (Trần tình 37.2, 38.1)‖ (Thuật hứng 52.2). |
⑤ dt. <từ cổ> một. Khi mát về chiêm bao khách êm, chốn sơn phòng chẳng có mỗ việc < 涼回客夢清,山房無個事 (TKML). Trong tiếng Hán, “cá” là lượng từ chỉ đơn vị cá thể, đứng trước nó thường là từ chỉ số lượng. Trường hợp từ số lượng là “một”, thì không nhất thiết phải dùng. Do vậy “cá sự” có thể hiểu là “nhất cá cự”, có nghĩa là “một việc”, ở đây được giải âm là “mỗ việc”, thế thì “mỗ” phải là từ chỉ số lượng [NT Nhí 1985]. Trúc thông hiên vắng trong khi ấy, nừng mỗ sơn tăng làm bạn ngâm. (Ngôn chí 5.8) ‖ (Mạn thuật 33.8)‖ (Bảo kính 187.2). |
chồng 重 |
|
◎ AHV: trùng. Chữ “trùng” trong Hán văn nghĩa là “làm cho tăng thêm” (động từ), như “thế là làm tăng thêm sự bất đức của ta” (是重吾不德也) [Hán thư]. Có khi còn là lượng từ với nghĩa “tầng, lớp, chồng”, như câu “Chung Sơn chỉ cách mấy lớp núi” (鍾山只隔數重山) [Vương An Thạch]. Tiếng Việt còn bảo lưu âm “chồng” với tư cách lượng từ và động từ, ví dụ “chồng một chồng sách”. Ngoài ra còn song thức: trập trùng / chập chồng. Xét, trập / chập gốc Việt, trùng / chồng gốc Hán. Âm HTC: *drjuŋ (Lý Phương Quế), *drjoŋ (Baxter).x. trập. Tương ứng ch- (HHV) tr- (AHV): chiềng trình呈, (che) chắn trấn鎮, chìm trầm沈, chầy trì遲, chay trai齋, (dính) chấu trảo (nha)爪 [An Chi 2005 T2: 355].
|
đgt. đắp lên trên tiếp. Nước càng tuôn đến bể càng cả, Đất một chồng thêm núi một cao. (Tự thuật 122.4). |