◎ Nôm: 𤯨 / 𤯩 / 𫪹 {cổ 古 + lộng 弄}, âm HTC: *srjeng [Baxter 1992: 786], *sriŋ [Schuessler 1987: 536] hoặc *srêŋ [2007: 459- 460]. Thế kỷ XII, Phật Thuyết ghi ngữ tố này bằng tự dạng nôm 古弄 tại vị trí bằng áng nạ còn *krống cho được sống lâu (tr.44a5). So sánh với các đối ứng không (mĩ sơn, ngọc lặc, như xuân, Hạ Sữu, thải thịnh), klông ( Úy Lô), ksông (Thạch Bi) trong tiếng Mường, các đối ứng tlung trong tiếng Sách, xeng trong tiếng thái, sraung và thraung trong tiếng Chăm, Gaston tái lập là *krong [1967: 42, 147, 150-151]. Kiểu tái lập: *kroŋ⁵ [TT Dương 2012c]. Ss mamộng (Katu) [NH Hoành 1998: 299], slổng, nhằng (Tày) [NV Ma: 415]. Như vậy, sống là từ gốc Hán du nhập vào vốn từ vựng của Việt, Mường, thái, chăm, sách, tày, nùng. Hiện chỉ thấy mamộng của Katu có khả năng là của Nam Á, và nhằng là gốc tày. Riêng nhằng còn bảo lưu trong từ sống nhăn (Việt), sau chơi chữ đồng âm thành sống nhăn răng. sống là âm HHV [NN San 2003b: 180].
|