◎ Là tục tự của 曠 [Vương Lực 1982: 344 - 347]. Phiên khác: “gạch quẳng: viên gạch vất đi” [TVG,1956: 92]. “hòn gạch đã vỡ mà quẳng đi lại còn đem bày với ngọc được sao?” [ĐDA 1976: 426, 762]. “quẳng” [Bùi Văn Nguyên 1994: 90], “une brique jetée ne peut être placée à côté du jade” [Paul Schneilder 1987: 163]. “viên gạch vỡ vất (quẳng) đi. Đời Đường, nhà thơ nổi tiếng hiệu hà qua đất ngô. Tiến sĩ thường kiến biết hà sẽ đi qua chùa linh nham, bèn đề trước lên vách hai câu thơ. Khi hà đến, quả nhiên đề tiếp thành bài tứ tuyệt tuyệt hay. Mọi người bảo đó là ‘ném gạch dụ dẫn ngọc’, ý chỉ lấy cái thô thiển để lôi kéo cái cao minh. Sau thành điển phao chuyên dẫn ngọc” [MQL 2001: 848].
|
tt. quãng, khi (từ dùng để hỏi thời gian), khoảng nào nghĩa là “khi nào”. Gạch khoảng nào bày với ngọc, sừng hằng những mọc qua tai. (Tự thán 92.3). Phiên là “khoảng” vì những lý do như sau. Thứ nhất, đọc lại cả bài thơ chúng ta sẽ thấy bài Tự thuật này không có cứ liệu nào hé mở về chuyện Nguyễn Trãi đang bàn đến việc “phao chuyên dẫn ngọc” trong khi làm thơ. Bài thơ đậm chất thể nghiệm về cuộc sống, với mật độ dày đặc của các từ ngữ, điển cố, thành ngữ nói về cuộc sống, nhân sinh, đạo đức, tư văn của nho gia. Này là chuyện “tranh giành thời cơ”, chuyện được mất tình cờ trong cuộc sống, này là chuyện ăn ở ở đời, chuyện làm lành làm dữ, chuyện đức chuyện tài… Chúng ta không thấy con người thi nhân đâu cả, mà chỉ thấy một Nguyễn Trãi ưu thời trong cõi thế thái nhân tình. Thứ hai, về luật đối, chúng ta thử đọc lại câu thơ trong liên thơ của nó: gạch khoảng nào bày với ngọc, sừng hằng những mọc qua tai. Chữ “khoảng nào” đối với chữ “hằng những”. Nếu phiên “quẳng” thì sẽ phạm lỗi ngữ pháp, “quẳng” không đối với “hằng” được. Thứ ba, về ngữ liệu: câu 3 dùng điển 瓦玉集糅 (ngoã ngọc tập nhu) tương đương với thành ngữ “vàng thau lẫn lộn” trong tiếng Việt. Vương sung đời Hán trong sách Luận Hành viết: “hư vọng lại mạnh hơn chân thực, quả là loạn trong đời loạn, người chẳng biết đâu phải đâu trái, chẳng phân biệt màu đỏ màu tía, chung chạ bừa bãi, gạch ngói chất bừa, ta lấy tâm tình ta mà nói về những chuyện đó, há lòng ta có thể chịu được chăng?’” (虛妄顯於真實誠亂於偽世人不悟是非不定紫朱雜厠瓦玉集糅以情言之豈吾心所能忍哉). Nguyễn Trãi đã dùng thành ngữ này để đối với một thành ngữ khác ở câu dưới là “sừng mọc quá tai”, thành ngữ sau là một thành ngữ thuần Việt, gần nghĩa như câu hậu sinh khả úy. dân gian có chuyện, có anh học trò đi xin ăn, gặp ông quan, ông quan bảo: nay mười tư mai lại hôm rằm, học trò không làm, học trò đói ngàn năm. Anh học trò bảo: nay mồng một mai lại mồng hai, sừng không mọc, sừng mọc qua tai. Ý chuyện này nói rằng: cái sừng vốn mọc sau nhưng lại dài hơn tai, cũng như kẻ thiếu niên thường hay muốn vượt lên trên những người đi trước [chuyển ý ĐDA 1976: 762]. Dầu thấy hậu sinh thì dễ sợ, sừng kia chẳng mọc mọc hơn tai. (Bạch Vân )‖ Hay đâu tai mọc qua sừng, mới biết da kia hơn ruột (Sơn Hậu, 8). |