đgt. đc. <Nho> dịch chữ dịch địa 易地 (đổi địa vị cho nhau). Sách Mạnh Tử thiên Ly lâu có câu: “vũ, tắc sống vào đời thịnh, ba lần qua nhà mình mà không vào thăm nhà được, Khổng Tử coi đó là hai người hiền. Nhan Tử sống buổi thời loạn, náu thân trong ngõ hẻm, một giỏ cơm, một bầu nước, người đời không ai chịu nổi, thế mà Nhan Tử chẳng đổi cái niềm vui ấy, Khổng Tử coi hồi là người hiền. Mạnh Tử bảo: ‘vũ, tắc và Nhan Hồi cùng đạo. Vũ lo thiên hạ gặp lũ lụt cứ như là mình đang bị lụt; tắc lo thiên hạ đói rét, cứ như là chính mình đói rét, cho nên mới vội vàng như thế. Vũ, tắc, Nhan Hồi dẫu có đổi vị trí cho nhau thì cũng đều hành xử như nhau cả thôi’” (禹、稷當平世,三過其門而不入,孔子賢之。顏子當亂世,居於陋巷。一簞食,一瓢飲。人不堪其憂,顏子不改其樂,孔子賢之。孟子曰:“禹、稷、顏回同道。禹思天下有溺者,由己溺之也;稷思天下有饑者,由己饑之也,是以如是其急也。禹、稷、顏子易地則皆然). Vũ truyền thiên hạ Nhan Uyên ngặt, đổi đất xong thì có khác nao. (Tự thuật 122.8). |