dt. cách nói tắt của Kỳ Lân Các 麒麟閣, tên một các vào đời Hán, các này nằm trong cung Vị Ương 未央. Thời Hán Tuyên Đế 漢宣帝, gác này vẽ tượng của mười một công thần là bọn Hoắc Quang 霍光 để biểu dương công đức. Từ đó về sau, các triều đại đều theo lệ này. Sách Tam Phụ Hoàng Đồ ghi: “Gác kỳ lân, do Tiêu Hà xây, để trữ các bí thư, và tuyên dương người hiền tài.” (麒麟閣,蕭何造,以藏秘書,處賢才也 Kỳ Lân Các, Tiêu Hà tạo, dĩ tàng mật thư, xử hiền tài dã). Cội cây la đá lấy làm nhà, Lân Các ai hầu mạc đến ta. (Thuật hứng 54.2). |
dt. nhà Thương (1600 - 1100 tcn) và nhà Chu (1100 - 256 ctn) hai triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Thương Chu kiện cũ các chưa đôi, sá lánh thân nhàn, khuở việc rồi. (Ngôn chí 2.1)‖ (Thuật hứng 58.4). Để hiểu cái lòng phiền của ông, gắn với ngữ liệu Thương Chu có lẽ chính thơ chữ Hán nói rõ hơn cả. Đó là bài Chu Công phụ thành vương đồ (đề bức tranh Chu Công phụ bật cho thành vương), một bài thơ ông biện biệt (đôi) rõ nhất cái lẽ Thương Chu ta đang quan tâm: “người phụ chính mật thiết và nhu nhẫn thì phải nhớ đến Chu Công, ứng xử cảnh quyền biến thì không ai sánh cùng Y Doãn. Di ngôn để ở ghế ngọc luôn giữ trong tâm niệm, hộp buộc dây vàng sự xưa đâu dám kể công. Đã tự nhiệm việc tôn phò vương thất lúc an lúc nguy, thì tả hữu không ai là không phò thánh chúa. Tử Mạnh may ra cũng chỉ phảng phất thấy tí thôi, việc ủng phò chiêu đế cũng chịu khoanh tay đứng dưới gió.” (懿親輔政想周公, 處變誰將伊尹同. 玉几遺言常在念, 金藤故事感言功. 安危自任扶王室, 左右無非保聖躬.子孟豈能占彷彿, 擁昭僅可挹餘風 ý thân phụ chính tưởng Chu Công, xử biến thuỳ tương Y Doãn đồng. Ngọc kỷ di ngôn thường tại niệm, kim đằng cố sự cảm ngôn công. An nguy tự nhiệm phù vương thất, tả hữu vô phi bảo thánh cung. Tử Mạnh khởi năng chiêm phưởng phất, ủng chiêu cẩn khả ấp dư phong). Nương theo chú thích bài này ta thấy Y Doãn, công thần của nhà Thương, giúp vua Thang đánh vua Kiệt, vua Thang chết, cháu là Thái Giáp vô đạo, Y Doãn đi cày ở đất đồng, được ba năm thì Thái Giáp hối hận, Y Doãn lại đón về kinh đô. Mạnh Tử khen Y Doãn là thánh. Chu Công đán là công thần nhà Chu phò Vũ Vương. Vũ Vương gần chết di ngôn giao vũ thành vương cho Chu Công giúp. Vũ Vương ốm nặng, Chu Công cầu với tổ tiên xin chết thay, sử quan đặt lời chúc vào hộp buộc dây bằng vàng (nên gọi là kim đằng). Vũ Vương chết, thành vương nối ngôi, Chu Công phụ chính. Quản thúc dèm, Chu Công lánh sang đông đô ở. Sau thành vương mở hộp kim đằng ra xem, biết bụng Chu Công, bèn rước Chu Công trở về. Còn Tử Mạnh là đại tướng quân nhà Hán, vâng di chiếu của hán vũ đế phò chiêu đế, làm sao mà sánh được với cố sự Thương Chu. Bài thơ biện luận về chuyện Y Doãn, Chu Công đời Thương đời Chu, chở cái đạo của Nguyễn Trãi, nói cái chí của Nguyễn Trãi, chất chứa cái kỳ vọng của ông nhưng cũng như vẽ ra trước mắt chúng ta Hoàn Cảnh hậu chiến phức tạp đối với những công thần phù vương lập quốc, đặc biệt lúc Lê Thái Tổ băng hà. Trong tình thế đó, Nguyễn Trãi đã băn khoăn biện biệt nhưng rồi ông đã phải đi đến một quyết định xử biến như người xưa: Thương Chu kiện cũ các chưa đôi, sá lánh thân nhàn khuở việc rồi… nhưng cứ đúng văn bản mà hiểu thì chắc Nguyễn Trãi muốn nhắc tới những công thần khai quốc như mình, đã từng đồng cam cộng khổ trong khởi nghĩa, đã từng thất điên bát đảo trong guồng quay hậu chiến, đã từng lựa chọn, đấu tranh, hi vọng và vỡ mộng. [NH Vĩ 2010: 1036-1038]. Lê quí đôn từng ghi nhận: “khi thái tông lên ngôi, Nguyễn Trãi nhận cố mệnh phụ chính”. Đặng trọng an trong Nam Hà ký văn tập cũng khẳng định: “do công lao, ông (Nguyễn Trãi) được phong Quan phục hầu và nhận di mệnh phù vua trẻ”(tr.2b). “quật khởi từ ấp nhỏ lam sơn, tiến lên quét sạch bọn giặc minh hung tàn cướp nước, sự nghiệp của lê lợi đã vượt xa Vũ Vương đời Chu. Nhưng theo truyền thống “pháp tiên vương” trước đây, các triều đại phong kiến vẫn thấy ở Văn Vương. Vũ Vương hình mẫu lý tưởng về một thời thịnh trị. Lê lợi cũng có điểm giống Vũ Vương: dùng võ công đánh kẻ bạo tàn, và cũng có con nhỏ kế vị. Trong Hoàn Cảnh đó, lê lợi mong muốn người phụ chính được như Chu Công là điều dễ hiểu. Nhưng với tư cách là kẻ nhận di mệnh phò vua nhỏ, không thể làm một vị “quốc thúc” như Chu Công, mặc dù hoài bão của ông, tài năng và đức độ của ông hẳn không thua kém gì. Ông tìm một tấm gương khác, sát với mình hơn, và có nói ta thì cũng là “danh chính”, “ngôn thuận”. Đó là Hoắc Quang: là một đại thần khác họ vua, quang đã nắm quyền phụ chính suốt hơn 20 năm, làm cho “muôn họ đầy đủ”, “bốn phương thuần phục” đất nước thanh bình. Đấy là sự nghiệp của quang và cũng là điều tâm niệm của Nguyễn Trãi. Có điều cung đình nhà lê sau khi lê lợi mất không cho phép Nguyễn Trãi thực hiện hoài bão phò vua trẻ, xây dựng đất nước như ta đã biết. Ông đành ngậm ngùi lui về ở ẩn chốn Côn Sơn. Dầu vậy, lời ký thác sâu nặng của lê lợi hình như luôn ở sâu thẳm trong trái tim ông. Vì vậy, khi thái tông khôn lớn, nhận ra lẽ phải, cho gọi đến ông thì vị lão thần này xúc động khôn xiết, vội vàng đáp lại yêu cầu của ông vua trẻ ra phò vua giúp nước. Đọc bài biểu tạ ơn của ông khi được thái tông tín nhiệm ta thấy tâm trạng hả hê rất hồn nhiên của ông, cứ như là Chu Công ở đất đông đô khi được ông vua trẻ đã hối lỗi là thành vương đón mời về kinh đô vậy.” [HV Lâu 1986: 79]. |