Entry Tống Nhân Tông |
Lâm Bô 林逋 |
|
dt. (967-1028), tự Quân Phục 君复, ẩn sĩ, nhà thơ, từ gia, thư Pháp Gia nổi tiếng đời Bắc Tống, người thôn hoàng hiền nước Đại Lý (nay là thôn Hoàng Hiền 黄賢, Trấn Cừu Thôn 裘村, thành phố Phụng Hoá 奉化), từ nhỏ đã hiếu học, hiếu cổ, thông chư tử bách gia, tính cô độc, cao khiết, điềm đạm, thích bần hàn, không dua danh lợi. Khi trưởng thành, đi chơi đến vùng Giang Hoài 江淮 , hơn bốn mươi tuổi ẩn cư ở Tây Hồ 西湖 (Hàng Châu 杭州), dựng lều cỏ trên núi, thường bơi thuyền đi chơi các chùa miếu quanh tây hồ, kết giao với nhiều cao tăng, chỉ mặc áo trắng. Mỗi khi có khách đến, đồng tử thả cho hạc bay ra, Lâm Bô thấy hạc biết có khách sẽ quay thuyền về. Thừa tướng vương tuỳ rất mến người và thơ ông, thường đến chơi xướng hoạ. Vua Chân Tông nghe danh ông, bèn ban thóc và lụa, lại ra chiếu cho quan phủ cấp tiền tuất. Nhiều người khuyên ông xuất sĩ, nhưng ông không nghe, nói rằng: “Chí ta không thích thê noa, cũng chẳng công danh phú quý, chỉ thấy non xanh nước biếc hợp với lòng ta mà thôi.” (然吾志之所適,非室家也,非功名富貴也,只覺青山綠水與我情相宜). Lâm Bô cả đời chỉ lấy việc trồng mai nuôi hạc làm vui, lại nói rằng: “Lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con.” (以梅為妻,以鶴為子 dĩ mai vi thê, dĩ hạc vi tử), nên người đời mới gọi là 梅妻鶴子 mai thê hạc tử. Ông có những câu tuyệt cú về mai, rất có ảnh hưởng đến đời sau như: “cỏ thơm úa hết một mình tươi, chiếm hết phong tình mảnh vườn con. Bóng xiên ánh nước nước trong vắt, hương thầm khẽ động nguyệt hoàng hôn.” (众芳摇落獨暄妍, 占盡風情向小園。疏影横斜水清淺,暗香浮動月黄昏). Khi già, Lâm Bô tự làm mộ cho mình ở bên cạnh lều. Lại viết thơ rằng: “Núi xanh trên hồ trước lều cỏ, loà xoà tua trúc cạnh mộ ta.” (湖上青山對結廬,墳前修竹亦蕭疏). Ông mất năm 1028, thọ sáu mươi mốt tuổi, được vua Tống Nhân Tông đặt thuỵ là hoà tịnh tiên sinh 和靖先生. Tác phẩm còn lại gồm ba bài từ và ba trăm bài thơ. Người đời sau sưu tập lại thành cuốn lâm hoà tịnh tiên sinh tập (xem Tống Sử và Lâm Bô Truyện của Tang Thế Xương). Trúc Tưởng Hủ nên thêm tiết cứng, Mai Lâm Bô đâm được câu thần. (Tự thán 81.4). x. Tiên Bô, Bô tiên, Lâm Bô, Lão Bô. |
văn chính 文正 |
|
dt. thuỵ của Phạm Trọng Yêm 範仲淹 (989 - 1052), tự là hy văn 希文, người huyện ngô, là chính trị gia, văn học gia đời Nam Tống. Thiếu thời, nhà nghèo khó, khi làm chức tú tài nhiều lần dâng thư phê bình tể tướng đương triều, nên ba lần bị biếm. Đời Tống Nhân Tông làm quan đến tham tri chính sự. Năm 1043, ông dâng thập sự sớ 十事疏, chủ trương xây dựng chế độ sĩ quan nghiêm ngặt, trọng nông nghiệp, chỉnh đốn võ bị, thực hiện pháp chế, giảm bớt phu dịch, được sử sách ngợi ca là khánh lịch tân chính 慶歷新政. Nhưng sau, bị phái bảo thủ phản đối, nên không thực hiện được, ông bị biếm đến Thiểm Tây. Tác phẩm có phạm văn chính công tập. Ta ắt lòng bằng văn chính nữa, vui xưa chẳng quản đeo âu. (Ngôn chí 19.7).‖ phạm văn chính có câu: “Lo trước thiên hạ, mà cũng vui sau thiên hạ.” (先天下之憂而憂後天下之樂而樂 tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc), nói tắt là tiên ưu hậu lạc. |
vượn đam trái 猿冘𣡚 |
|
đc. <Phật> hình tượng thường gặp trong kinh điển Phật giáo. Tống Nhân Tông có bài phú rằng: “làm đệ tử Như Lai; làm tông thân tiên thánh. Vào ra ở dưới cửa vàng; hành tàng ngay trong điện báu. Hươu trắng ngậm hoa, vượn xanh hiến quả. Xuân nghe oanh hót líu lo, vui với cơ trời; hè nghe ve kêu khản tiếng, nào biết nắng nôi!” (作如來之弟子,為先聖之宗親,出入於金門之下,行藏寶殿之中,白鹿啣花,青猿獻菓,春聽鶯啼鳥語,妙樂天機;夏聞蟬噪高林,豈知炎熱 tác Như Lai chi đệ tử; vi tiên thánh chi tông thân. Xuất nhập ư kim môn chi hạ, hành tàng bảo điện chi trung. Bạch lộc hàm hoa, thanh viên hiến quả. Xuân tính oanh đề điểu ngữ, diệu lạc thiên cơ; hạ văn thiền táo cao lâm, khỉ tri viêm nhiệt). Diêu Miễn 姚勉 đời Tống trong tuyết pha văn tập có câu: “Gà vàng gắp thóc ở bếp hương tích; vượn ngọc dâng trái trong toà pháp vương.” (金雞銜粟於香積之厨玉猿獻果於法王之座 kim kê hàm túc ư hương tích chi trù; ngọc viên hiến quả ư pháp vương chi toạ). Chường thiền định, hùm nằm chực, trái thì trai, vượn nhọc đam. (Thuật hứng 64.4), ý nói hoa trái là thức ăn chay theo mùa (thì trai), vượn cứ thế mà hái dâng. Bài thơ có thể được viết khi Nguyễn Trãi giữ chức quan coi chùa Côn Sơn. Thời lành cả mở hội lành, reo đưa gió Phật, quét thanh bụi tà. Vầy đoàn yến múa, oanh ca, vượn xanh dâng trái, hạc già nghe kinh (Tư Dung ). Mỗi khi đến thời tiết tam nguyên và Phật đản thì có con hạc đen đến chầu, con vượn xanh dâng cúng quả, lưu luyến bồi hồi như có ý muốn tham thiền thính pháp; đáng gọi là nơi tịnh độ tiêu dao vậy (gia định thành thông chí). |