đc. Thuyết Uyển phần Thần thuật (thuật của bề tôi) của Lưu Hướng đời Hán có đoạn: “Tề Uy Vương đi chơi ở dao đài, Thành Hầu Khanh đến tâu việc, ngựa xe theo hầu trang sức lụa là thậm đẹp, vương thấy thế nói với tả hữu rằng: ‘người đang đến kia là ai?’. Tả hữu trả lời rằng: “là Thành Hầu Khanh vậy”. Nhà vua nói: “nước đang rất nghèo khó tại sao phải trang sức hoa lệ thế kia?”. Tả hữu thưa: “Người ban bổng lộc cho người khác thì có quyền yêu cầu người đó. Người nhận bổng lộc của người khác thì phải tận nghĩa vụ với người đó”. Vương muốn hỏi rõ về việc này. Thành Hầu Khanh đến, tâu lên rằng: ‘thần là kị’. Vương không đáp. Lại tâu: ‘thần là kị’. Vương cũng vẫn không đáp. Lại tâu: ‘thần là kị’. Vương rằng: ‘nước nghèo xác, làm sao mà xa hoa thế?’. Thành Hầu Khanh rằng: ‘xin tha thần tội chết để cho thần được nói’. Vua rằng: ‘được’. Thưa rằng: ‘kị tiến cử Điền Cư Tử trị lí tây hà mà (khiến) tần và lương đều suy yếu, kị tiến cử Điền Giải Tử trị lí nam thành, mà người nước sở mang lụa là đến triều bái, kị tiến tiến cử Kiềm Trác Tử trị lí minh châu, mà người nước yên dâng gia súc, người nước triệu dâng lúa thóc; kị tiến cử Điền Chủng Thủ Tử trị lí tức mặc, mà nước Tề an bình; kị tiến cử Bắc Quách Điêu Bột Tử làm chức đại sĩ, mà cửu tộc thêm thân, nhân dân thêm giàu. Thần đã cất cử mấy người giỏi như thế, bệ hạ chỉ việc kê cao gối mà nằm, việc gì phải lo nước nghèo vậy thay!’”. La ỷ lấy đâu chăng lưới thưới, hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng. (Thuật hứng 68.3). Trong câu này, Nguyễn Trãi đang bàn đến chuyện “tài năng”, đến cái thuật làm tôi. la ỷ lấy đâu chăng lưới thưới, theo nghĩa đen của từng con chữ có thể giải nghĩa như sau: “lụa là lấy đâu ra mà chăng mắc la liệt?” chữ “lấy đâu” là một nghi vấn từ để phủ định, nó đối với chữ “khôn kiếm” ở câu dưới. Ngầm sâu hơn dưới các con chữ là một hàm ý về sự thất sủng. Làm sao có được cái “thần thuật” như của Thành Hầu Khanh? mà dẫu có tài năng như Thành Hầu Khanh đi chăng nữa thì cũng là vô dụng rồi, đã bị vô hiệu hoá rồi. [TT Dương 2011c]. x. hùng ngư. |