Entry Vân Mộng |
già 𫅷 |
|
◎ {trà 茶+ lão 老}. Chữ Nôm luôn dùng 茶 để ghi âm. Ss đối ứng jà, già [Rhodes 1651 tb1994], “lão nhân: người trà”, (老人酢委) [Hoa Di Dịch Ngữ thế kỷ XVI: c. 414], ksà (tiếng Mường: la gián, Vân Mộng), sã, tsã (thu pháp), sa (nguồn), cha (Mon), chăs (Khmer) [Gaston 1967: 141], kʼa (20 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 222]. Kiểu tái lập: *kca². Xét, “già” (với *kc-) chuẩn đối với “trẻ” (*tl-), “gặp” (*?g-), “cũ” (*kl-), “vụng” (*tb-), “dấu” (*kd-).
|
① tt. trái với trẻ. Quân tử hãy lăm bền chí cũ, chẳng âu ngặt chẳng âu già. (Ngôn chí 18.8)‖ (Thuật hứng 53.6, 54.6, 61.1)‖ (Tự thán 78.6, 80.2, 86.2, 94.4, 98.6, 104.5, 110.7)‖ (Tự thuật 114.1, 115.2)‖ (Bảo kính 163.4, 180.1, 182.5, 182.8, 185.5)‖ (Giới sắc 190.1)‖ (Mai 214.5). |
② tt. <từ cổ> lâu, thường đứng trước động từ làm trạng ngữ. Già chơi dầu có của no dùng, chén rượu câu thơ ấy hứng nồng. (Thuật hứng 61.1)‖ Lâm tuyền ai rặng già làm khách, tài đống lương cao ắt cả dùng. (Tùng 218.3). |
③ tt. lâu, kỹ. Già trui thép cho nên mẻ, bể nồi hương bởi ngã bàn. (Bảo kính 185.5). Nay chuyển sang làm tính từ trong cụm thép già >< thép non. |
trời 𠅜 / 𡗶 |
|
◎ Kiểu tái lập: *blời. Rhodes (1651): blời. An Nam dịch ngữ, trời < *plời, *blời. “bloi vel troi: convulsio cum magno fragore” [Morrone 1838: 201]. Sở dĩ tái lập cả dạng *pl và *bl vì tiền tố p- của tổ hợp PL cũng diễn biến như phụ âm đầu p-, nghĩa là p > b và PL > bl. Quá trình p > b đã kết thúc nhưng quá trình PL > bl hình như diễn ra chậm hơn vì đến giữa thế kỷ XVII, Rhodes còn nhắc đến plàn. [Vương Lộc 1997: 59]. So sánh với các đối ứng tlơy (Vân Mộng, Hạ Sữu, Thái Thịnh, Đông Tân, Ban Chanh, Thái Lai) và plơy (Mỹ Sơn, Úy Lô, Ban Ken), klơy (Suối Săng, Quy Mỹ, Thạch Bi), tlơy, klơy (nho quan) trong tiếng Mường và một số đối ứng trong các ngôn ngữ bảo thủ như plơy (Sách), prơy (Pọng), p’lơy (Mày, Rục), t’lơy (Arem), bri (Xa Khao), kre (Brou), bri (Khmú, Tênh), preah (Khmer), Gaston tái lập là *plời và *klời [1967: 52; xem TT Dương 201a].
|
dt. thiên công. Quân thân chưa báo lòng cánh cánh, tình phụ cơm trời áo cha. (Ngôn chí 8.8, 10.1, 14.8)‖ (Trần tình 38.7, 40.1, 45.8)‖ Trời phú tính, uốn nên hình, Ắt đã trừng trừng nẻo khuở sinh. (Tự thán 96.1)(Tự thán 85.8)‖ (Bảo kính 146.7, 175.1)‖ (Tích cảnh thi 209.2)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.1)‖ (Trúc thi 223.2)‖ (Mộc hoa 241.1)‖ (Trường an hoa 246.2)‖ (Lão hạc 248.7). |
Tử Hư 子虛 |
|
dt. tên một nhân vật hư cấu trong bài Tử Hư phú 子虛賦 của Tư Mã Tương Như. Tử Hư phú kể chuyện Tử Hư 子虛 (Chàng Hư Huyễn) người nước sở, khoe với Ô Hữu 烏有 (làm gì có) người nước Tề về quy mô to lớn của đầm Vân Mộng và những cuộc săn bắn của vua sở. Ô Hữu cãi lại rồi cũng đem chuyện nước Tề ra khoác lác. Trong bài Thượng lâm phú, Tương Như tiếp tục kể chuyện Vong Thị Công 亡氏公 (không có người ấy) bác bỏ ý kiến cả hai người: “việc săn bắn của nước sở cố nhiên là dở mà việc săn bắn của nước Tề cũng chẳng là hay”, vì vua tề vua sở “chỉ chăm chăm muốn hơn nhau về việc xa xỉ, vượt nhau về việc hoang dâm; cả hai người Tử Hư và Ô Hữu đều khoác lác suông chứ cũng chưa bao giờ được nhìn tận mắt”. Đời sau nhân đó gọi những việc hư vô là Tử Hư Ô Hữu. Nước non kể khắp quê Hà Hữu, sự nghiệp nhàn khoe phú Tử Hư. (Mạn thuật 36.4). |