Entry nhạc khí |
dộng 凍 / 棟 |
|
◎ (đống), 棟 (đống). Mối quan hệ đ- ~ d-. “dộng chuông: trở đầu chày mà dộng cái chuông” [Paulus của 1895: 244]. dộng xát hoá thành gióng (Nôm: ), ”Gióng: khua động làm cho nghe tiếng. Gióng trống. Gióng trống ba. Gióng chuông. Gióng chiêng. Gióng lệnh” [Paulus của 1895: 381-382]. Thế kỷ XVII, dộng có xu hướng chuyển thành tính từ, như: trí khôn tâu dộng thánh hoàng (thiền, 7), tâu dộng còn được ghi trong từ điển của Taberd 1838 (tr.114). Nhưng ở thế kỷ XIV- xv, dộng vẫn là một động từ, như: thơ dâng ca tụng dộng đan đình (HĐQA 12b), các chữ Nôm được dùng để ghi là 口用, 洞, 董. Nay, với cứ liệu trong QATT, có thể bổ sung hai tự dạng 凍 và 棟 cho mục từ dộng cho tự điển chữ Nôm. Hiện nay tiếng Việt còn sử dụng một số biến thể ngữ âm như: gióng, đóng (Phb. đóng với các nghĩa chốt, khép, lắp, lắp ghép, đồn trú). Phiên khác: đụng (TVG), đóng (ĐDA, MQL), dóng (BVN), động (VVK), đúng: tới nơi, chạm tới, theo Paulus của 1895, Génibrel 1898 (Schneider 1987).
|
① đgt. <từ cổ> (dùng chày) đánh vào nhạc khí (chuông, trống,…). Cầm đuốc chơi đêm, này khách nói, tiếng chuông chưa dộng ắt còn xuân. (Vãn xuân 195.8). Rảng rảng người rằng chuông ấy thạch, dộng thì cũng có tiếng coong coong. (Thuật hứng 61.8). |
② đgt. <từ cổ> dọi, vang, đập vào. Quyển “thi thư” những màng quen mặt, tiếng thị phi chăng dộng đến tai. (Tự thán 84.6). |
khánh 磬 |
|
dt. nhạc khí cổ thuộc bộ gõ, thường làm bằng một phiến đá liền, có khung giá để treo, phía nên có một lỗ quai xỏ, phần dưới hình bán nguyệt. Quan thanh bằng nước nhà bằng khánh, cảnh ở tựa chiền, lòng tựa sàng. (Tự thuật 117.6). chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre. cd x. nhà bằng khánh. |
ngô đồng 梧桐 |
|
dt. loại cây thân gỗ rụng lá vào thu, hoa đơn tính màu vàng xanh, chất gỗ nhẹ nhưng chắc bền, chuyên dùng làm nhạc khí, như cổ cầm, đàn nguyệt. Hạt có thể ăn, cũng có thể ép lấy dầu. Cây ngô đồng thường được coi là biểu tượng của mùa thu. Mấy người ngày nọ thi đỗ, lá ngô đồng khuở mạt thu. (Ngôn chí 3.8). |
sơ chung 初鐘 |
|
dt. tiếng chuông đầu tiên trong một đêm về sáng, là tên gọi khác của hoàng chung (黄鐘). Hoàng chung là một loại nhạc khí đời cổ, dùng trong miếu đường, ngoài ra còn là luật đầu tiên của nhạc luật cổ, nó là cơ sở, là chủ luật của các luật còn lại, chính vì thế hoàng chung còn được dùng để ví với bậc quân vương. Còn có một lòng âu việc nước, đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung. (Thuật hứng 68.8). ở đây, chữ “sơ chung” dùng với ý song quan, vừa để trỏ tiếng chuông đầu tiên vừa để trỏ nhà vua, chữ này hô ứng với “âu việc nước” ở đâu thơ trên. |