Entry từ láy |
day day 移移 |
|
◎ Phiên khác: dày dày (TVG,1956), dây dây (ĐDA 1976), “dày dày: ngời ngời” [PL 2012: 324, 329]. Xét, “dày dày” không thấy từ điển nào ghi nhận với nghĩa “ngời ngời”, chứng tỏ nghĩa này được dịch giả tự gán cho âm, bởi “dày” hoặc “dầy” nghĩa là “nhiều lớp”. Với âm “dầy dầy”, chỉ có nghĩa là “tiếng người đông chào rào” [Paulus của 1895: 218]. Mặt khác, âm “dày” thường được ghi bằng chữ Nôm “苔”. Chữ “移” có các âm phi Hán Việt là “dời” và “day”. “day: dời, trở qua, xây hướng. Day động: dời động, dây động”. Xét tự dạng, đây là một từ láy toàn phần, một kiểu láy phổ biến của giai đoạn thế kỷ XV, như “phơi phơi”, “tấp tấp”, “nồm nồm”, “pháy pháy”.
|
tt. HVVT <từ cổ> lay lay, khẽ đưa qua đưa lại. Môi son bén phấn day day, đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay. (Mạt lị hoa 242.1), chữ day day hô ứng với chữ đưa ở dưới‖ Chiếm được thiều quang chín mươi, day day hoa nở tốt hoà tươi. (Dương 247.2). |
lanh tranh 令挣 |
|
◎ Phiên khác: lanh chanh (ĐDA, BVN, VVK, MQL). Nay theo TVG. Phiên “chanh” chỉ là theo chính tả từ cuối thế kỷ XIX về sau, do hiện tượng xoá nhãn của ch- và tr-. Phiên tr- sẽ thấy được dấu vết ngữ âm và Từ Nguyên của ngữ tố này. ở thế kỷ XIX còn biến thể đảo âm như Paulus của (1895) ghi “chanh ranh”. Có thể tái lập từ láy này là tlanh tlanh. Các thuỷ âm l-, r- và tr- cho phép tái lập như vậy. Từ láy này có một ngữ tố gốc đó là tlanh, tức một dạng Việt hoá của “tranh” Hán Việt (爭), mà lưu tích của nó còn trong chữ “tranh giành” hiện nay. Cuối thế kỷ XIX, “lanh tranh/ chanh ranh” đã được khu biệt nghĩa, trỏ thói tranh giành của trẻ con.
|
đgt. <từ cổ> bon chen, tranh giành, “lanh tranh: chanh ranh, không nền nết, như con nít”[Paulus của 1895: 544]. Những màng lẩn quất vườn lan cúc, ắt ngại lanh tranh áng mận đào. (Thuật hứng 52.6). |
phơi phơi 批批 |
|
◎ (phi phi). Phiên khác: phây phây: phấp phới (ĐDA); phây phây: đẹp phây phây (BVN, MQL), phe phe: bay phấp phới (Schneider, PL). phơi phơi là kiểu tính từ láy âm toàn phần từ một động từ, kiểu như lộ lộ (lồ lộ) < lộ (- ra), ngửa ngửa < ngửa (ngửa mặt), nghiêng nghiêng < nghiêng (nghiêng người), che che < che (ví dụ: che che cửa động một đường len - trịnh sâm). Nguyên động từ “phơi” là ”phô ra”. ví dụ mình cài xiêm lục phơi đuôi phượng, bóng tịn đìa thanh uốn khúc rồng. (Hồng Đức QATT b.228).
|
tt. <từ cổ> (vẻ rực rỡ) bày lồ lộ ra trước mắt. Năm thức phơi phơi đuôi phượng mở, tám lòng ỉm ỉm chữ nhàn phong. (Thái cầu 253.3). Chữ phơi phơi (biểu lộ ra bên ngoài) đối lập với trạng thái ỉm ỉm của những nội dung phong kín bên trong. |
sất sơ 𱑎踈 |
|
◎ (suất sơ). Phiên khác: xác xơ (TVG), suất xơ: tiêu sơ, tiêu điều (ĐDA), thoắt xơ: đột nhiên xơ xác (Schneider, PL). Nghĩa khá tập trung, chỉ khác về phương án phiên. Cách phiên “xác” không hợp với thanh phù “suất” của chữ Nôm. Cách phiên “thoắt” của Schneider khắc phục được điều này, nhưng tỏ ra ép nghĩa. Xét cách ghi âm, đây là một từ láy thuỷ âm. Nên phiên là “sất sơ”, từ thế kỷ XVII về sau đọc là “thất thơ”.
|
tt. <từ cổ> xơ xác. Chữ “thất thơ” sau cho một biến thể láy khác: “thất thơ thất thưởng: bộ đi lưởng thưởng, yếu đuối như cò ma, chó đói” [Paulus của 1895 t2: 377]. Phồn hoa một đoạn tỉnh mơ, mẽ chuông tàn cảnh sất sơ. (Tự thán 108.2). |
xình xoàng 情控 |
|
◎ AHV: tình khống. Phiên khác: tình suông (TVG, BVN, MQL, VVK). Chữ 控 “khống”, có khả năng viết nhầm từ chữ “腔” (xoang). Xét, cách phiên trên là dựa theo AHV. Phiên “xênh xang” như Schneider là có cơ sở về âm khi coi đây là một từ láy. Xét, chữ “xênh xang” không thấy xuất hiện trong văn cổ, thêm nữa lại không hợp với chữ “quản” (mặc kệ). Chữ Nôm trên có thể phiên là “xênh xang” hoặc “xinh xang” nhưng âm này lại chỉ có nghĩa là “nở nang, tươi tốt, khoe khoang” [Paulus của 1895 t2: 579, 583], không hợp với văn cảnh. ĐDA phiên là “xềnh xoàng”, có lẽ ông cho đó là âm cổ của “xình xoàng”, “xuềnh xoàng” hiện nay, với nghĩa “dễ dãi, sơ sài, coi thế nào cũng xong”. pbb xênh xang.
|
tt. <từ cổ> chếnh choáng. “xình xoàng: say, vừa say, có chén” [Paulus của 1895: 1193]. Túi thơ bầu rượu quản xình xoàng, quảy dụng đầm hâm mấy dặm đàng. (Ngôn chí 9.1). |