dt. đc. <Nho> dịch chữ trình môn 程門 trong trình môn lập tuyết 程門立雪. Sách Tống Sử phần Dương Thì truyện có đoạn rằng: “cho nên, Dương Thì đến học Trình Di ở đất Lạc, khi ấy quãng tầm bốn mươi tuổi rồi. Một hôm vào gặp thày, Trình Di đang nhắm mắt tĩnh toạ. Dương Thì với Du Tạc cứ đứng chờ thày. Đến khi Trình Di tỉnh thì tuyết ngoài cửa đã sâu một thước.” (至是,楊時見程頤于洛,時盖年四十矣。一日見頤,頤偶瞑坐,時與游酢侍立不去。頤既覺,則門外雪深一尺矣). Sau thường lấy điển này để nói đến việc học trò cung kính thụ giáo thày, hơn nữa là lẽ tôn sư trọng đạo và tinh thần cầu học. Cửa sày, giá nhơn nhơn lạnh, lòng bạn, trăng vặc vặc cao. (Bảo kính 167.5). |
đgt. <từ cổ> thuận ứng với thời thế, thuận theo thời. Kinh Dịch quẻ Tuỳ ghi: “Lớn, hanh thông, cứng rắn, không lỗi mà thiên hạ theo thời. Cái nghĩa “tuỳ thời” thực lớn lắm vậy thay!” (大亨貞,無咎,而天下隨時,隨時之義大矣哉). Vương bật chua: “được thời thì thiên hạ cứ theo đó vậy. Tuỳ thời mà thi hành thì nghĩa là chỉ có ở chữ thời mà thôi; thời đã khác mà không đổi theo, thì hỏng đạo vậy.” (得時,則天下随之矣。随之所施,唯在于時也;時異而不随,否之道也). Trình Di truyện rằng: “đạo đấng quân tử tuỳ thời mà động, theo với điều nên, vừa với sự biến, không thể làm ra điển yếu nhất định,nếu không là người hiểu đạo đã sâu, biết cơ vi, biết quyền biến, không thể dự vào chỗ đó, cho nên mới phải tán thêm rằng “cái nghĩa thuỳ thời lớn vậy thay!” [Ngô Tất Tố 2002: 326-327]. Sách Quốc Ngữ phần Việt ngữ hạ ghi: “Thánh nhân hành xử theo thời, đó là thủ thời vậy.” (夫圣人隨時以行,是為守時). Vi chiếu chua: “Tuỳ thời: thời hành thì mình hành theo, thời dừng thì mình cũng dừng theo.” (隨時:時行則行,時止則止). Sóng khơi ngại vượt bể triều quan, lui tới đòi thì miễn phận an. (Bảo kính 160.2). |