Entry chung âm |
biên 鬢 |
|
◎ Nôm: 边 / 邉 / 邊 biên là âm HHV của mấn (Ss ABK: bin). Âm THV đọc là mai, lưu tích trong từ tóc mai. Thuyết Văn giải tự: “mấn: tóc hai bên má” (鬢頰髮也). Thuyết Văn: “mai: tóc hai bên má” (鬢頰髮也). Bạch Cư Dị trong bài Mãi thán ông có câu: “đôi tóc mai bàng bạc mà mười ngón tay lại đen” (两鬢蒼蒼十指黑 lưỡng mấn thương thương thập chỉ hắc). AHV: mấn/ tấn, ABK: bīn. Tương ứng chung âm -j > -n như: mai > mấn, tươi > tiên, lãn > lười.
|
dt. <từ cổ> tóc mai. Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.5)‖ Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc, đầu bạc xưa nay có khuở xanh. (Tích cảnh thi 202.3, 203.1)‖ (Thuật hứng 50.3, 62.4)‖ (Tự thán 82.6, 87.3)‖ (Tự thuật 113.4). |
coi 觀 |
|
◎ Nôm: 瑰 Đọc theo âm THV, AHV: quan. Mối quan hệ chung âm -n (AHV) < -j (THV): tiên < tươi 鮮, lãn < lười 懶, nhãn < ngươi 眼, nhân người 人, quan/ gon < cói 菅. Nôm: 瑰 côi, 嵬 ngôi.
|
đgt. nhìn, quan sát. Ngoài chưng phần ấy cầu đâu nữa, cầu một ngồi coi đời thái bình. (Tự thán 80.8, 94.1)‖ (Thái cầu 253.8). |
dập dìu 熠燿 |
|
◎ Phiên khác: rập rìu (ĐDA).
|
① tt. đông đúc, nhộn nhịp, không khi nào ngớt. Ngựa ngựa xe xe la ỷ tốt, dập dìu là ấy chiêm bao. (Thuật hứng 52.8)‖ cđ dật diều, dập diều. “bộ tới lui đông đảo” [Paulus của 1895: 225]. Có thể cách ghi này là chính tả theo âm đọc miền nam cuối thế kỷ XIX. Bởi chữ Nôm ghi ở đây vẫn có chung âm là -p. hoặc giả, đây là cách ghi của chữ Nôm hậu kỳ, chứ không phải từ thời của Nguyễn Trãi. Dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm (Nguyễn Du- Truyện ). |
② tt. <từ cổ> (vẻ phồn tạp) tầng tầng lớp lớp, cái cao cái thấp La ỷ dập dìu, hàng chợ họp, cửa nhà bịn rịn, tổ ong tàng. (Thuật hứng 55.5). |
nen 年 |
|
◎ nen vốn có nguyên từ là nêm. Tương ứng chung âm -m và -n. Giống như: 梵 phạn- phạm, hay 年 năm- niên, như niêm sau [TH Thung 1998: 166], chản (chẵn) = chảm ”ba ngày chảm: trọn vẹn ba ngày.” [Rhodes 1651 tb1994: 56]. nêm là cái để chêm đồ cho chặt. ngựa xe như nước áo quần như nêm kiều. Sau danh từ chuyển loại thành động từ, như cách nói nêm cối, nêm cuốc. Rồi có nghĩa dẫn thân là ”cho thêm gia vị vào”, như đã buồn lại gió thổi thêm, đã chua như giấm lại nêm sơn trà. cd
|
đgt. <từ cổ> ken dày, mọc đặc, Phng. Nghệ An: ”nen: chen, chèn. ví dụ phải nen cho chặt. có nơi nói là nèn”. [TH Thung 1998: 165], ”nen. N: nén, lèn, chèn, nêm cho chặt: nen lại cho chặt” [NN Ý 2001: 365]. Chim đỗ tổ dìn còn biết mặt, hoa nen rừng thấy hoà hay danh. (Tức sự 123.4). Chữ “nen” (động từ) chuẩn đối với chữ “đỗ” (động từ). TVG, phiên “trên”, ĐDA phiên “nên”, Schneider, PL phiên “niền” (ven) và dẫn Génibrel 1898, Paulus của 1895m Béhaine 1773 là “niền = vành”. |
người 人 |
|
◎ Nôm: 𠊚 / 㝵 AHV: nhân, âm HTC: njin (Baxter, Lý Phương Quế), ɳjin (Vương Lực). Xét, 人 có thuỷ âm ŋ- thượng cổ, được dùng để làm thanh phù cho 見 (目 mục +儿 nhân) và 艮 (目 mục +儿 nhân), rồi hai chữ này lại tiếp tục làm thanh phù cho các chữ có thuỷ âm ŋ- [An Chi 2006 t4: 265- 272], như nghiễn 硯, nhãn 眼, ngân 銀, ngân 垠, ngân 痕, ngân 齦, ngân 泿, trong đó nhãn có âm HTC là ngươi (con ngươi, bạch nhãn: ngươi trắng, hắc nhãn: ngươi đen), ngân 痕 ~ ngấn, ngân 垠~ ngần / ngăn, nghiễn 硯 ~ nghiên. Mặt khác, đối ứng ɲ- (AHV) ŋ- (THV) đã được chứng minh. Ss quan hệ giữa chung âm -n (AHV) -j (THV) như sau: 蒜 toán tỏi, 懶 lãn lười, 鮮 tiên tươi,眼 nhãn ngươi,… như vậy, người ~ ngươi có khả năng là âm THV có từ trước đời Tần. Ss đối ứng: ŋɯəj¹ (Mường), ŋɯəj² (Rục) [VĐ Nghiệu 2011: 57], ŋaj¹ (nguồn), mol⁵ (Mường bi), ŋa¹ (Chứt), kwai (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 235]. Các đối ứng có ŋ- đều là gốc Hán, phân biệt mới mol (người) là gốc Nam Á.
|
dt. Như ngươi. Mấy người ngày nọ thi đỗ, lá ngô đồng khuở mạt thu. (Ngôn chí 3.7, 5.4, 6.1, 6.6, 8.6, 21.1, 22.3)‖ (Mạn thuật 24.3, 26.8, 32.5)‖ (Trần tình 39.4, 43.5, 44.7, 45.2)‖ (Thuật hứng 47.3, 48.5, 49.4, 56.3, 61.7, 63.1, 70.3)‖ (Tự thán 71.3, 74.6, 76.1, 76.6, 85.1, 86.4, 90.5, 91.1, 91.5, 103.8, 106.6)‖ (Tự thuật 120.3, 121.5)‖ (Tự giới 127.1)‖ (Bảo kính 128.6, 129.5, 130.6, 135.4, 136.4, 137.4, 138.6, 139.1, 141.7, 145.3, 146.6, 147.1, 148.6, 149.1, 149.5, 156.1, 157.2, 160.5, 161.2, 167.1, 171.5, 172.3, 173.5, 174.4, 174.8, 175.4, 175.6, 177.7, 178.2, 179.3, 179.8, 180.3)‖ (Tích cảnh thi 203.1, 207.2, 210.2)‖ (Mai 214.7)‖ (Cúc 216.1)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1)‖ (Mai thi 224.2, 225.4, 226.1)‖ Trời sinh vật vuỗn bằng người, nẻo được thơm tho thiếu tốt tươi. (Mộc hoa 241.1). |
trả 酢 |
|
◎ Nôm: 把 AHV: tạc, âm HTrC: tshuo (Karlgren, Pulleyblank, Chu Pháp Cao), âm HTC: tsʼag (Karlgren), tshak (Vương Lực), tshaks (Baxter). Chữ sạ 乍 còn làm thanh phù cho một số từ có AHV trá như 詐 (dối lừa), 醡 (bàn ép dầu), tạc như 昨 (hôm qua), 胙 (lộc tế), 怍 (thẹn). Riêng chữ 炸 có AHV là tạc (trong oanh tạc), nhưng thiết âm là trá [An Chi 2006 t5: 196]. Như vậy, trả có thuỷ âm đời Đường, và chung âm thời trung cổ. Thế nhưng, trả lại chỉ là sản phẩm từ cuối thế kỷ XVII trở về sau. Thế kỷ XII, Phật Thuyết ghi: 把𨔍 (8b9, 4b4). Kiểu tái lập: *blả . “blả coũ: đền trả công việc. blả ơn: đền đáp công ơn. mắng blả: nổi giận, mắng trả” [Rhodes 1651 tb1994: 39]. “bla vel tra: reddere, restituere… bla no su vo chou: reddere debitum conjugale” [Morrone 1838: 200]. So sánh với đối ứng klả, tlả (Canh Nan), klả (Quy Mỹ, Làng Um, Suổi Săng, Thạch Bi), *plả (Ban Pê Ngoai, Ban Ken, Làng Lum), tlả (Ai Thương, Ban Đào) trong tiếng Mường, Gaston tái lập là *plả [1967: 51], *pla [Shimizu 2002: 767]. Rhodes ghi: blả và giả [1651 tb 1994: 38, 103].
|
đgt. báo đáp công ơn. Ước bề trả ơn minh chúa, hết khoẻ phù đạo thánh nhân. (Trần tình 37.5). Kinh Thi phần Tiểu nhã ghi: “Quân tử có rượu, hết mời lại trả” (君子有酒,酌言酢之), lời truyện rằng: “酢: báo trả”. thương hiệt thiên ghi: “Chủ (rót rượu) đáp khách là thù, khách (rót rượu) trả cho chủ là tạc” (主答客曰酬,客報主人曰酢). Kinh Dịch phần Hệ từ ghi: “Cho nên, có thể cùng thù tạc, có thề cùng giúp thần” (是故可與酬酢,可與祐神矣). Như vậy, nghĩa gốc của ngữ tố này là “trả lễ” ([khách] rót trả rượu cho chủ nhà theo lễ của nhà Nho). Sau, nghĩa này mở rộng thành “báo trả, báo đáp, báo ơn” nói chung, chứ không chỉ giới hạn ở việc uống rượu nữa (quách phác). Ví dụ, Kinh Thi phần Tiểu nhã bài Sở thứ có câu: (報以介福,萬壽攸酢), mao truyện rằng: “酢 là báo trả”. [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 3578]. |
ấm 溫 |
|
◎ Nôm: 䕃 âm Việt hoá của ôn [LN Trụ 1959: 5]. AHV: ôn. Đối ứng chung âm -n -m: 梵 phạn phạm, 瀾 lan (tràn, rợn, giàn) 濫 lạm (tràn, trộm), gằn gầm, hằn (-học) hằm (-hè). Ss đối ứng: ɤm (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 172]. ấm là từ gốc Hán, đầm là từ gốc Việt.
|
tt. trái với lạnh. Say rượu, no cơm cùng ấm áo, trên đời chỉn ấy khách là tiên. (Bảo kính 186.7)‖ (huấn nam 192.5). |