đgt. HVVT dịch chữ lãm xuân 攬春 (bắt xuân), hoặc toả xuân 鎖春 (khoá xuân). Lầu hồng có khách cầm xuân ở, cầm ngọc tay ai dắng dỏi thêm. (Tích cảnh thi 200.3). đc. Tào Tháo cho dựng đài Đồng Tước bên sông chương hà, dùng để nhốt mỹ nữ, lại sai Tào Thực làm bài Đồng Tước đài phú trong đó có câu: “bắc hai cầu tây đông nối lại chừ, như cầu vồng trong trời rộng” (連二橋於東西兮,若長空之蝃蝀 liên nhị kiều vu đông tây hề, nhược trường không chi đế đống). Nguyên hai chị em họ kiều ở giang nam nổi tiếng xinh đẹp, nhưng khi ấy hai nàng đều đã lấy tôn sách và chu du. Để khích chu du đánh tháo, Khổng Minh đã sửa hai câu của Tào Thực thành: “bắt hai kiều ở đông nam chừ, về cùng vui hôm sớm” (攬二喬於東南兮,樂朝夕之與共 lãm nhị kiều ư đông nam hề, lạc triêu tịch chi dữ cộng). Và phao tin rằng trong cuộc rượu tháo từng nói nếu hạ được giang nam sẽ đem hai nàng họ kiều về nhốt ở Đồng Tước để cùng vui thú tuổi già. Đỗ Mục đời Đường trong bài Xích bích hoài cổ viết: “Gió đông chẳng giúp chu lang, đồng tước xuân sâu nhốt hai nàng kiều” (東風不與周郎便,銅雀春深鎖二喬). Sau dùng điển ngữ toả xuân (khoá xuân) để trỏ người con gái sắc nước hương trời vẫn còn e ấp trong khuê các. Một nền đồng tước khoá xuân hai kiều (Nguyễn Du - Truyện Kiều). |
dt. gió phía đông thổi lại, trỏ gió mùa xuân. Đông phong từ hẹn tin xuân đến, đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi. (Xuân hoa tuyệt cú 196.3)‖ (Tích cảnh thi 209.3)‖ (Đào hoa thi 227.3)‖ (Dương 247.3). “đông phong là gió mùa xuân thổi từ phía đông đến, mang hơi ấm của sinh khí. Đông phong còn là gió tình trong thi liệu cổ truyền. Đỗ Mục đời Đường có câu thơ: đông phong bất dữ chu lang tiện / đồng tước xuân thâm toả nhị kiều nghĩa là nếu ngọn gió đông không giúp sức cho chu du thì hai cô họ kiều đã bị Tào Tháo nhốt kín vào đài Đồng Tước. Sau này các nhà thơ còn hiểu đông phong như là phương tiện tạo cơ hội ân ái nam nữ. Nguyễn Du để cho thuý kiều suy ngẫm về kim trọng khi mình gặp tai biến: bước chân đến chốn lạc loài, nhị đào thà bẻ cho người tình chung, vì ai ngăn đón gió đông, thiệt lòng khi ở đau lòng khi đi. Các bản dịch pháp văn với cụm từ ngăn đón gió đông thì đều dịch thành “barré chemin du bonhneur” (ngăn cản con đường đến hạnh phúc) là vì thế. Chắc chắn Nguyễn Trãi cũng hiểu đông phong theo nghĩa trên nên cụ mới rỉ bảo, nhắn khe khẽ thôi rằng hãy mạnh mẽ lên chứ kẻo rồi lại tiếc thay cho thế tình dửng dưng.” [NH Vĩ 2009]. |