dt. đc. dịch chữ tam kính cúc 三徑菊. Kính: đường nhỏ. tam kính: đc. Tam kính của Tưởng Hủ. Triệu Kỳ đời Hán trong Tam Phụ Quyết Lục phần Đào danh ghi: “Đời Hán, thứ sử duyện châu là Tưởng Hủ, nhân vì Vương Mãng chuyên quyền, từ quan ẩn cư, mở ba đường nhỏ trong rừng trúc, chỉ giao du với hai người Cầu Trọng và Dương Trọng. Đào Uyên Minh đời Tấn trong bài Quy Khứ Lai Từ có câu: “ba lối hoang vu, tùng cúc vẫn còn” (三徑就荒,松菊猶存 tam kính tựu hoang, tùng cúc do tồn). Mưa thu rưới ba đường cúc, gió xuân đưa một rãnh lan. (Ngôn chí 17.5)‖ (Tự thán 73.5, 107.5). |
dt. (69 - 17 tcn), tự nguyên khanh 元卿, người đỗ lăng (nay Tây An tỉnh Thiểm Tây), làm thứ sử duyện châu đời Đông Hán, tính liêm khiết, trung trực. Sau vì bất mãn với sự chuyên quyền của Vương Mãng 王莽 mà từ quan về ở ẩn ở quê nhà, đóng cửa không ra nữa, lại đặt tên nhà là Tam Kính Đường 三徑堂, Tam Hiền Đường 三賢堂, Dương Giác Đường 羊角堂 (theo Tông từ đường hiệu). Người đời có câu ngạn ngữ rằng: “Nước sở có hai ông họ củng, nhưng vẫn chưa bằng tưởng công ở đỗ lăng.” (楚國二龔,不如杜陵蔣翁 sở quốc nhị củng, bất như đỗ lăng tưởng công). Sách Tam Phụ Quyết Lục ghi: “Tưởng Hủ về quê, cỏ gai tắc cửa. Trước cửa nhà có ba con đường nhỏ, chỉ dành cho các dật sĩ như bọn Cầu Trọng, Dương Trọng đến chơi.” (蔣詡歸鄉里,荆棘塞門。舍中有三徑,不出,惟求仲、羊仲從之游). Đời sau dùng chữ tam kính (ba đường) để trỏ nơi ở của ẩn sĩ. Đào Uyên Minh trong Quy Khứ Lai Từ có câu: “Ba lối đã hoang, tùng cúc vẫn còn.” (三徑就荒,松菊猶存 tam kính tựu hoang, tùng cúc do tồn). Trúc Tưởng Hủ nên thêm tiết cứng, Mai Lâm Bô đâm được câu thần. (Tự thán 81.3). x. ba đường cúc. |