◎ Nôm: 陣 AHV: trận. Xét, đối ứng gi- (HHV) ~ s- (AHV), như: giường ~ sàng 床 , giò (gà-) ~ sồ 雛 (con so, con non). Ss đối ứng gện [Rhodes 1651], chjấn (Lâm La), chẩn (bái đính), chân (tân ly), chơn (Hạ Sữu, uy lô, Thái Thịnh) [Gaston 1967: 142]; quá trình ch- > gi- diễn ra sau thời điểm soạn An Nam dịch ngữ [NN San 2003: 205]. Chuỗi đồng nguyên: sân giận trong tiếng Việt, vốn xuất phát từ 瞋. Xét, chữ “瞋” nghĩa gốc là “trừng mắt” (張目也) [Thuyết Văn] sau cho nghĩa “giận dữ” (Quảng Vận). Xét, ở thế kỷ XVII, ngữ tố này có thuỷ âm c- (như Rhodes và các thổ ngữ Mường). ở thế kỷ XV, có thể là một thuỷ âm kép. Kiểu tái lập: *kcan⁶. Quá trình du nhập từ tiếng Hán sang tiếng Việt như sau: sân > *kcan > chận > giận. Trong đó, *kcan là âm HHV ở thế kỷ XV, giận là âm HHV ở thế kỷ XVIII đến nay. Ngoài ra, các đối ứng có c- ở tiếng Mường đều là các âm Hán Mường. Chữ “giận hờn” dịch từ chữ “sân hận”.
|