Entry Việt dụng |
chấm 點 |
|
◎ Nôm: 枕 Đọc theo âm Việt hoá. AHV: điểm. Chữ điểm 點 nguyên có thanh phù là chiêm 占. Còn thấy tương ứng giữa chấm mồm = đấm mồm trong cách nói dân gian. đố mọt trùng sâu, cú câu điểm chấm (Tam Thiên Tự: 35).
|
đgt. điểm mực ngắt câu văn, như cú đậu 句讀. Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. (Ngôn chí 3.4). chấm câu là ngữ động từ, sau cho các nghĩa Việt dụng khác như chấm bài, chấm thi, chấm điểm, chấm người. |
lưới thưới 𢅭𢄌 |
|
◎ Nôm: 䋥洒 AHV: lái sái. Sách Loại Thiên ghi: “Âm sư hãi thiết, si thượng thanh. Lái sái: áo rách.” (師駭切,篩上聲。𢅭𢄌,衣破也). Chữ sái còn cho âm đọc nữa là rưới trong từ rách rưới. Chữ lái sái còn để lại lưu tích trong từ lái xái hay lài xài “déchiré, déguenillé” [Bonet 1889: 333]. “lang thang lưới thưới: bộ rách rưới quá”[Paulus của 1895: 603], “lưới thưới: déguenillé” [Génibrel 1898]. Khảo dị: bản B ghi “rách rưới”. Phiên khác: lướt thướt (TVG), lái xái (ĐDA), rách rưới (Schneider), sếch sác: không chú nghĩa (BVN). Nay theo cách phiên của nhóm MQL, nhưng phân xuất nghĩa khác do ngữ cảnh, tạm xác định đây là nghĩa dẫn thân theo lối Việt dụng. x. la ỷ.
|
tt. HVVD <từ cổ> bộ giăng mắc phất phới, vẻ mậu thịnh. La ỷ lấy đâu chăng lưới thưới, hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng. (Thuật hứng 68.3). cđ lái xái, lái sái, lưới sưới, lưới rưới, lài xài. |
phiến 片 |
|
dt. HVVD <từ cổ> lượng từ của sách, như chữ cuốn, quyển. Ss tiếng Hán “phiến” không được dùng làm lượng từ cho “sách”, mà chỉ dùng cho những vật mỏng, hình lá như “phiến phàm” (lá buồm),… chữ “phiến đá” trong tiếng Việt cũng là một cách Việt dụng. Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. (Ngôn chí 3.4, 18.3)‖ (Tự thán 79.3, 80.5, 82.4)‖ (Tự thuật 114.5)‖ (Bảo kính 150.8). |
sào 篙 |
|
◎ Nôm: 高 Văn bia Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi ký khắc năm 1157 ghi “nhị bán cao” nghĩa là “hai sào rưỡi” [văn bia thời lý 2010]. Phiên khác: cao (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, BVN, MQL, NTN, PL). TV Giáp còn đề xuất cách hiểu “cao” viết nhầm từ “膏” nghĩa là “mỡ tức là mực, ý nói con trâu ở trong cái nghiên mực, được bồi dưỡng nhiều về chất béo của văn chương” (1956: 180). Xét, “sào văn” chuẩn đối với “ruộng thánh”. Nay đề xuất. Ss đối ứng k’aw (20 thổ ngữ Mường), ʂaw (5), t’aw (1), p’aw (1) [NV Tài 2005: 266].
|
dt. đơn vị đo lường ruộng đất thời xưa, mười sào bằng một mẫu. Nguyên nghĩa là “đồ đo ruộng có 15 thước mộc” sau dùng “sào mẫu, sào đất, sào ruộng” [Paulus của 1895: 903]. Về văn tự, “sào” có chính tự là 篙 (cây sào). Như vậy, có thể xác định, “sào” (cây gậy để đo) là một từ gốc Hán, cho nên “sào” (đơn vị đo lường) là một từ gốc Hán Việt dụng. Về ngữ âm, AHV có thuỷ âm k-, âm nôm có thuỷ âm s-, có thể tái lập ngữ âm là *krao². Quá trình biến âm từ Hán sang Việt sẽ là cao > *krao² > sào. Âm s- bắt đầu từ thế kỷ XVI về sau. Khoẻ cày ruộng thánh đà nhiều khóm, được dưỡng sào văn vô số phần. (Nghiễn trung ngưu 254.6). |