Entry Văn Chí |
chư tử 諸子 |
|
dt. các học phái hay các tác phẩm của các học phái từ tiên tần cho đến đời Hán sơ. Hán Thư phần Nghệ Văn Chí ghi: “Chiến quốc dọc ngang, chân nguỵ phân tranh, lời chư tử rối loạn” (戰國從衡,真偽分爭,諸子之言紛然殽亂). Cuốc cằn ước xáo vườn chư tử, thuyền mọn khôn đua bể lục kinh. (Ngôn chí 7.3). |
quán khách 館客 |
|
dt. <Đạo> nhà trọ, dịch chữ nghịch lữ 逆旅. Sách Trang Tử có câu: “Dương Tử đến đất tống, vào nghỉ trong một nhà trọ.” (陽子之宋,宿於逆旅). Trang Tử thiên Tri bất du có câu: “buồn vui đến, ta chẳng thể kìm ngự được, vui buồn đi ta chẳng thể dừng được. Buồn thay! thế nhân thực là quán trọ của vật.” (哀樂之來,吾不能禦,其去弗能止。悲夫!世人直為物逆旅耳!) sách Liệt Tử thiên Trọng ni có đoạn: “Long Thúc nói với Văn Chí rằng: ‘thuật của ngài thực vi diệu. Ta có tật, ngài có thể chữa được chăng?’ Văn Chí rằng: ‘chỉ nên nghe theo mệnh mà thôi. Nhưng trước hết ngài hãy nói về cái bệnh của ngài’. Long Thúc rằng: ‘quê tôi có tiếng tăm nhưng chẳng coi đó là vẻ vang, nước tôi mất cũng chẳng coi đó là nhục; được mà chẳng vui, mất mà chẳng buồn; coi sống như chết, coi giàu như nghèo, coi người như lợn, coi mình như người. Ta ở trong nhà mình, cũng như ở nơi quán trọ; coi làng nước ta cũng như nước của dân mọi rợ. [lại thêm] những bệnh như vầy: tước thưởng chẳng thể khuyến khích ta, hình phạt chẳng thể làm uy với ta, thịnh suy lợi hại chẳng thể làm ta lay động, vui buồn chẳng thể làm ta chuyền rời’. Cho nên, ta chẳng thờ vua, chăng chơi bè bạn, chẳng rèn vợ con, chăng đe nô bộc. Đó chẳng phải là bệnh sao? cách gì có thể chữa được? Văn Chí bèn bảo Long Thúc đứng xây lưng về phía ánh sáng. Văn Chí lại từ phía sau nhìn ra phía ánh sáng, rồi nói rằng: ‘ôi! ta nhìn thấy tim ngài rồi, đó là tấc lòng trống rỗng, cơ hồ như lòng thánh nhân vậy! tim ngài sáu lỗ lưu thông, một lỗ cũng chẳng tắc. Nay ngài coi cái thánh trí là bệnh, là có cái nguyên do của nó vậy! cái thuật mọn của tôi chẳng thể chữa được đâu’.” (龍叔謂文摯曰:“子之術微矣。吾有疾,子能已乎?”文摯曰:“唯命所聽。然先言子所病之正。”龍叔曰:“吾鄉譽不以為榮,國毀不以為辱;得而不喜,失而弗憂;視生如死,視富如貧,視人如豕,視吾如人。處吾之家,如逆旅之舍;觀吾之鄉,如戎蠻之國。凡此眾疾,爵賞不能勸,弄罰不能威,盛衰利害不能易,哀樂不能移. 固不可事國君,交親友,御妻子,制仆隸。此奚疾哉?奚方能已之乎?”文摯乃命龍叔背明而立。文摯自後向明而望之,既而曰:“嘻!吾見子之心矣,方寸之地虛矣,幾聖人也!子心六孔流通,一孔不達。今以聖智為疾者,或由此乎!非吾淺術所能已也). Lý Bạch trong bài Xuân dạ yến đào viên tự có câu: phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ (ôi trời đất là quán trọ của muôn vật vậy). Liều cửa nhà xem bằng quán khách, đam công danh đổi lấy cần câu. (Mạn thuật 30.3). |
quản 𬋩 |
|
① đgt. <từ cổ> mặc, kệ. (Ngôn chí 9.1)‖ Con cờ khảy, rượu đầy bầu, Đòi nước non chơi quản dầu. (Trần tình 41.2)‖ Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp, Cầu ai khen miễn lệ ai chê (Thuật hứng 48.7, 59.3). |
② đgt. <từ cổ> (thường dùng với phủ định từ) ngại. Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa, Vui xưa chẳng quản đeo âu. (Ngôn chí 19.8)‖ (Mạn thuật 24.6)‖ (Trần tình 39.8)‖ (Thuật hứng 67.5). |
tiên khách 仙客 |
|
dt. khách tiên. Tiếng Hán “tiên khách” có nhiều nghĩa: (1). Tiên nhân, (2) trỏ kẻ sĩ có tinh thần siêu dật hay những vị quan thanh liêm cao khiết, (3) đạo sĩ, (4) ẩn sĩ, (5) vương tiên khách, (6) một số loài động thực vật đặc thù, như hươu, hạc, hoa quỳnh, hoa quế… ở đây có khả năng cao mang nghĩa cuối. Vì bài đang liệt kê 4 người bạn của ẩn sĩ, câu 3 tả trúc Tưởng Hủ, câu 4 tả Mai Lâm Bô, câu 5 tả tùng “bậc trượng phu non vắng”, nên câu 6 chắc cũng phải tả một loài động thực vật nào đó. Xét, Diêu Khoan đời Tống trong Tây khê tùng ngữ có viết: “anh ta bá thanh trồng được mười ba vị khách, gồm: mẫu đơn là quý khách, mai là thanh khách, … Hoa quỳnh là tiên khách”. Quách Nhược Hư đời nguyên trong Đồ hoạ kiến văn chí ghi: “Lý Văn Chính thường ở vườn sau trong phủ, chăm bón năm loài chim để chơi ngắm, đều lấy chữ “khách” để đặt tên. Sau lại sai hoạ sĩ vẽ tranh các loài ấy, gồm: hạc là tiên khách, Khổng tước là nam khách, anh vũ là lũng khách… đều có làm thơ vịnh ghi trong tranh”. Đô Cung đời Minh trong Tam dư chuế bút ghi: “Trương Mẫn Thúc coi 12 loài hoa là 12 khách, đều có thơ vịnh. Mẫu đơn là quý khách, mai là thanh khách,… quế là tiên khách”. Xét, thơ Nguyễn Trãi có câu “hé cửa đêm chờ hương quế lọt” và “rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn”. Như vậy, “tiên khách” ở đây là trỏ “quế” hoặc “hạc”. Trượng phu non vắng là tri kỉ, tiên khách nguồn im ấy cố nhân. (Tự thán 81.6). |
âu 憂 |
|
◎ Nôm: 謳 AHV: ưu, âm HTC: ʔju (Baxter), ʔjəgw (LP Quế).
|
dt. <từ cổ> âu là âm PHV của chữ ưu trong ưu lự 憂慮, Việt hoá thành ưu lo, hay âu lo. Quân tử hãy lăm bền chí cũ; Chẳng âu ngặt chẳng âu già. (Ngôn chí 18.8)‖ âu chi ngặt; (Mạn thuật 31.3): dịch câu quân tử ưu đạo bất ưu bần 君子憂道不憂貧” (quân tử lo về cái đạo chứ chẳng lo nghèo hèn) [Luận ngữ - Vệ Linh công]‖ Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa; Vui xưa chẳng quản đeo âu. (Ngôn chí 19.8), dịch câu tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc 先天下之憂而憂後天下之樂而樂 (Phạm Trọng Yêm - Nhạc Dương lâu ký)‖ (Mạn thuật 30.8)‖ (Thuật hứng 68.7, 69.2)‖ (Tự thán 72.5, 96.4)‖ (Tự thuật 116.4, 121.2)‖ (Bảo kính 136.5, 138.6, 140.4, 153.2, 154.6, 159.1, 161.4)‖ âu thì < ưu thì trong cụm ưu thời mẫn thế (Bảo kính 165.4)‖ (Thu nguyệt 198.4). |