Entry Phạm Trọng Yêm |
chĩnh vàng 埕鐄 |
|
◎ Xét chĩnh là từ gốc Hán 埕, AHV là trình , “chĩnh: giống như cái chình mà to hơn.” [LN Trụ 1960: 78]. “lực trình: chĩnh lớn lạ đồ”. (CNNA 42b).
|
dt. đc. cái hũ vàng. Phạm Trọng Yêm đời Tống, khi trẻ trọ học trong chùa, tình cờ đào được cái chĩnh vàng trong vườn. Ông không lấy vàng sợ mang tiếng tham, bèn cứ để đó mà lấp lại, không cho ai biết. Sau ông đỗ tiến sĩ, làm quan lớn trong triều. Sau người ta cho rằng lộc ông được hưởng cả đời cũng bằng số vàng nọ. (Âm chất văn) [ĐDA: 759]. Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc, la đá hay mòn nghĩa chẳng mòn. (Tự thán 87.5). |
vui 盃 / 𬐩 |
|
◎ {司 tư + 盃 bôi}. Kiểu tái lập : *tbui. so sánh với đối ứng pui (Mẫn Đức, Mỹ Sơn, Làng Um, Suối Sàng, Thạch Bi) trong tiếng Mường, nhẫn Gaston tái lập là *kbui [1967: 131]. Shimizu Masaaki dẫn đối ứng tapuj¹ trong tiếng Rục [2002: 769; x. TT Dương 2012a]. Có thuyết khác cho vui là âm THV của dự 豫. Xét, đối ứng d- (AHV) v- (THV), như 役 dịch / việc. x. việc. Mặt khác, dự còn có nghĩa gốc là con voi, mà voi là một từ THV của vi (theo tự hình giáp cốt văn là vẽ hình con voi). Tồn nghi.
|
① tt. trái với buồn. Vui xưa chẳng quản đeo âu (Ngôn chí 19.8), dịch câu tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước cái lo thiên hạ, vui sau cái vui thiên hạ) của văn chính Phạm Trọng Yêm đời Tống‖ Khó miễn vui. (Thuật hứng 58.7), dịch câu an bần nhi lạc‖ (Tự thán 99.8), Nguyễn Trãi trong bài Ngẫu thành có câu “Tu thân mới biết làm điều thiện là vui.” (修己但知為善樂 tu kỷ đãn tri vi thiện lạc). |
② đgt. mừng. (Tự thán 103.7)‖ Đổi lần đã mấy áng phồn hoa, dầu ngặt, ta vui đạo ta. (Bảo kính 168.2), dịch câu an bần lạc đạo. |
văn chính 文正 |
|
dt. thuỵ của Phạm Trọng Yêm 範仲淹 (989 - 1052), tự là hy văn 希文, người huyện ngô, là chính trị gia, văn học gia đời Nam Tống. Thiếu thời, nhà nghèo khó, khi làm chức tú tài nhiều lần dâng thư phê bình tể tướng đương triều, nên ba lần bị biếm. Đời Tống Nhân Tông làm quan đến tham tri chính sự. Năm 1043, ông dâng thập sự sớ 十事疏, chủ trương xây dựng chế độ sĩ quan nghiêm ngặt, trọng nông nghiệp, chỉnh đốn võ bị, thực hiện pháp chế, giảm bớt phu dịch, được sử sách ngợi ca là khánh lịch tân chính 慶歷新政. Nhưng sau, bị phái bảo thủ phản đối, nên không thực hiện được, ông bị biếm đến Thiểm Tây. Tác phẩm có phạm văn chính công tập. Ta ắt lòng bằng văn chính nữa, vui xưa chẳng quản đeo âu. (Ngôn chí 19.7).‖ phạm văn chính có câu: “Lo trước thiên hạ, mà cũng vui sau thiên hạ.” (先天下之憂而憂後天下之樂而樂 tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc), nói tắt là tiên ưu hậu lạc. |
âu 憂 |
|
◎ Nôm: 謳 AHV: ưu, âm HTC: ʔju (Baxter), ʔjəgw (LP Quế).
|
dt. <từ cổ> âu là âm PHV của chữ ưu trong ưu lự 憂慮, Việt hoá thành ưu lo, hay âu lo. Quân tử hãy lăm bền chí cũ; Chẳng âu ngặt chẳng âu già. (Ngôn chí 18.8)‖ âu chi ngặt; (Mạn thuật 31.3): dịch câu quân tử ưu đạo bất ưu bần 君子憂道不憂貧” (quân tử lo về cái đạo chứ chẳng lo nghèo hèn) [Luận ngữ - Vệ Linh công]‖ Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa; Vui xưa chẳng quản đeo âu. (Ngôn chí 19.8), dịch câu tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc 先天下之憂而憂後天下之樂而樂 (Phạm Trọng Yêm - Nhạc Dương lâu ký)‖ (Mạn thuật 30.8)‖ (Thuật hứng 68.7, 69.2)‖ (Tự thán 72.5, 96.4)‖ (Tự thuật 116.4, 121.2)‖ (Bảo kính 136.5, 138.6, 140.4, 153.2, 154.6, 159.1, 161.4)‖ âu thì < ưu thì trong cụm ưu thời mẫn thế (Bảo kính 165.4)‖ (Thu nguyệt 198.4). |