đgt. <từ cổ> dùng tre củi dựng nơi ở xuềnh xoàng (nơi ấy gọi là cái chái). Chạnh yên hà, chái một căn đình, quét đất thiêu hương giảng ngũ canh. (Tức sự 123.1, 124.3). “thô sơ nhất chữ chái là danh từ chỉ những vật dụng được tạo ra bằng các que mảnh, một đầu cắm xuống đất, nghiêng nghiêng gác một đầu lên một phía có cấu tạo vững hơn để làm giá leo cho hoa màu giây leo như bầu, bí, su su, hoa lí….tiếp đến, những kiến trúc thô sơ để che mưa nắng có một mái nghiêng, một phía phải gác lên một kết cấu chắc chắn hơn cũng gọi là chái như chái bếp, chái chuồng lợn, chái chuồng gà… tiếp đến, những công trình sơ sài một mái nghiêng cũng gọi là chái. Hành động làm ra tất cả những vật dụng như vậy là động từ chái. Ví dụ : chái cho cha cái chái bầu; hôm nay ta chái cái bếp ; chái thêm một chỗ làm cái quán. Còn đất sao chẳng chái ra một gian… không thể phủ nhận tính chất động từ của các ngữ dụng có tiếng chái trên. Việc nhập vào nhau của danh từ và động từ là thường thấy như cày, bừa, đục ,bào, cuốc, cào, cưa, đột, khoan,đầm, rây, xỉa, sàng, giần, quạt, sảo v.v. Nhưng một căn đình cơ mà, tại sao lại gọi là chái được, có phải là lều đâu? có lẽ vì ngại chữ đình (to lớn vững chãi) này mà các cụ né phiên chái (tuềnh toàng tạm bợ) chăng? thứ nhất, ta xem căn đình của Nguyễn Trãi như thế nào khi đọc cả bài thơ: chạnh yên hà chái một căn đình, quét đất thiêu hương giảng ngũ canh. Chim đỗ tổ dìn còn biết mặt, hoa nen rừng thấy hoạ hay danh. Đai lân bùa hổ lòng chăng ước, bến trúc đường thông cảnh cực thanh. Có khuở giang lâu ngày đã tối, thuyền hoà còn dỏi tiếng tranh tranh. Đình gì mà phải quét đất, có nghĩa là không lát gì cả. Đình gì mà trống hoác như vậy, không có cả bốn vách đến nỗi chim đỗ trong tổ mà nhìn còn biết mặt, hoa chen chúc trong rừng mà thấy còn đọc ra tên. Đình gì dùng để dạy học mà có khi còn nghe rõ cả tiếng thuyền chài gõ cá dưới bến kia. Đình gì mà một phía chái vào khói ráng vậy. Đó chỉ là một ngôi lều rộng tuềnh toàng một mái thôi dùng để dạy láng giềng mấy sĩ nho, thầy dạy là một ẩn sĩ, không ước đai lân bùa hổ gì. Té ra chữ đình thời Nguyễn Trãi khác chúng ta tưởng tượng theo bây giờ lắm, nó có thể chỉ một chỗ rộng chung cho mọi người có thể trú chân, tạm bợ, sơ sài. Học trò học cũng tạm bợ sơ sài như vậy. Thứ hai, đọc tài liệu ghi chép qua hoàng xuân hãn trong luận văn cuộc tiếp sứ thanh năm 1663 thì ta cũng ngạc nhiên cho đình trạm ngoại giao quan trọng cuối thế kỉ xvii, từ lạng sơn về hết bắc giang, đình trạm tiếp khách chủ yếu là tranh tre nứa lá sơ sài. Cũng cuối thế kỉ đó, liêm quận công Nguyễn Quí Đức về hưu trí trong danh vọng và giàu sang làm một ngôi đình tiếp bè bạn là văn nhân được chính ông mô tả như sau trong bài thơ nôm đề lạc thọ đình ghi: chạnh mái thiền lâm chặm một đình, trong nhàn dành họp bạn kỳ anh. Chiếu hiềm che gió cài xô lệch, vách ngại ngăn trăng để chống chênh. Vui mặt uống say nằm thét lác, dang tay hóng mát đứng hềnh hênh. Cái đình tư nhân của các cụ là như vậy đấy, chặm một đình được thì chắc là chái một căn đình cũng được. Vậy chữ đình này không ảnh hưởng đến việc chúng ta phiên chữ chái kia. ở bài sau bởi vậy, cũng phải phiên chái thì mới đúng: chốn ở chái căn lều lá, mùa qua chằm bức áo sen.”[NH Vĩ 2010: ]. |
dt. loại kiến trúc có mái chóp, không có tường bao, thường đặt bên đường bên sông hay vườn hoa để tránh mưa, nghỉ ngơi hay ngắm cảnh. (Tự thán 107.3, 110.4)‖ Chạnh yên hà, chái một căn đình, quét đất thiêu hương giảng ngũ canh. (Tức sự 123.1). “đình gì mà phải quét đất, có nghĩa là không lát gì cả. Đình gì mà trống hoác như vậy, không có cả bốn vách đến nỗi chim đỗ trong tổ mà nhìn còn biết mặt, hoa chen chúc trong rừng mà thấy còn đọc ra tên. Đình gì dùng để dạy học mà có khi còn nghe rõ cả tiếng thuyền chài gõ cá dưới bến kia. Đình gì mà một phía chái vào khói ráng vậy. Đó chỉ là một ngôi lều rộng tuềnh toàng một mái thôi dùng để dạy láng giềng mấy sĩ nho, thầy dạy là một ẩn sĩ, không ước đai lân phù hổ gì. Té ra chữ đình thời Nguyễn Trãi khác chúng ta tưởng tượng theo bây giờ lắm, nó có thể chỉ một chỗ rộng chung cho mọi người có thể trú chân, tạm bợ, sơ sài. Học trò học cũng tạm bợ sơ sài như vậy. Thứ hai, đọc tài liệu ghi chép qua hoàng xuân hãn trong luận văn cuộc tiếp sứ thanh năm 1663 thì ta cũng ngạc nhiên cho đình trạm ngoại giao quan trọng cuối thế kỉ 17, từ lạng sơn về hết bắc giang, đình trạm tiếp khách chủ yếu là tranh tre nứa lá sơ sài. Cũng cuối thế kỉ đó, liêm quận công Nguyễn Quí Đức về hưu trí trong danh vọng và giàu sang làm một ngôi đình tiếp bè bạn là văn nhân được chính ông mô tả như sau trong bài thơ nôm đề lạc thọ đình: chạnh mái thiền lâm chụm một đình, trong nhàn dành họp bạn kỳ anh. Chiếu hiềm che gió cài xô lệch, vách ngại ngăn trăng để chống chênh. Vui mặt uống say nằm thét lác, dang tay hóng mát đứng hềnh hênh.” [NH Vĩ 2010]. |