Entry lọn nghĩa |
bồ bặc 匍匐 |
|
◎ Nôm: 暴匐 Viết nhầm do gần âm. [Schneider 1987: 384]. bồ bặc: bò lê trên mặt đất, sau trỏ nghĩa quy phục, nên hậu kỳ còn được viết là 匍伏 và 俯伏 (phủ phục). bồ 匍 là nguyên từ của bò (bò lê). Kinh Thi phần Đại nhã bài Sinh dân có câu: “ấy thực bò lê, lên gò lên núi” (誕實匍匐,克岐克嶷). Chu Hy chua: “bồ bặc: tay chân cùng bò” (匍匐,手足并行也). Kinh Thi phần Bắc phong bài Cốc phong ghi: “Phàm dân có tang, bồ bặc đến cứu” (凡民有喪,匍匐救之). Trịnh Huyền viết lời tiên rằng: “bồ bặc: ý nói hết sức vậy” (匍匐,言盡力也) [Hướng Hy 1988: 339]. bồ bặc đối với ân cần, đều là các từ gốc Hán. Nghĩa “hết sức” gần nghĩa với ân cần, nghĩa “quỵ luỵ” trái với ân cần, đều lọn nghĩa. Phiên khác: bạo bặc: bội bạc [ĐDA 1976: 790], bạo bặc: nhiệt tình, vồ vập [NQH 2006: 29], bao bọc [MQL 2001: 962-963]. Nay theo Schneider.
|
đgt. <từ cổ> hết sức giúp đỡ. Những kẻ ân cần khi phú quý, hoạ ai bồ bặc khuở gian nan. (Bảo kính 139.4). |
lọn 𫤍 |
|
◎ {toàn 全+ luận 論}, đây là chữ Nôm hậu kỳ, nhưng vẫn bảo lưu thanh phù 論. Kiểu tái lập: *blọn. Thế kỷ XII, ghi 婆論 bà- lọn, trăm thần bà- lọn no < 百神全備 (Phật Thuyết 10b9). *blọn > rụng [b-]> lọn (lưu tích còn trong lọn nghĩa). *blọn > trọn (trong trọn vẹn). “blọn: nguyên vẹn. Giữ đạo cho blọn… blọn đời” [Rhodes 1651 tb1994: 41; xem TT Dương 2013b].
|
tt. <từ cổ> vẹn, trọn, suốt, hết. Lọn khuở đông, hằng nhờ bếp, suốt mùa hè, kẻo đắp chăn. (Trần tình 38.3)‖ (Thuật hứng 53.6, 58.1)‖ (Tự thán 94.1, 109.1)‖ (Trừ tịch 194.1)‖ (Cúc 216.7). pb lụn, lòn. |
sảy 耻 |
|
◎ (sỉ). Phiên khác: xỉ [MQL: 669], nẻ [VVK, TVG, xể [Schneider]. Chữ Nôm “sỉ” không thể đọc thành “nẻ” (mặc dù khá lọn nghĩa). Nhóm MQL phiên là “lưng cày da xẻ” vì cho có gốc từ câu Thng. “lưng thợ cày, da thợ xẻ”, nhưng xét câu này vốn là “lưng thợ cày, tay thợ xẻ”, trỏ sự vất vả của hai nghề trên. Nay cải chính theo NH Vĩ.
|
tt. mụn mẩn nhỏ, “Sảy mềnh: nổi sảy trên thân mình.” [Rhodes 1651 tb1994: 200], “sảy: những mụt tăn măn mà đỏ, hay nổi trên da người ta trong lúc trời nóng nực” [Paulus của 1895: 895]. Bề sáu mươi dư tám chín thu, lưng gày da sảy, tướng lù cù. (Ngôn chí 15.2). |
tuyết sóc 雪朔 |
|
dt. tuyết phương bắc. Tuyết sóc treo, cây điểm phấn, quỹ đông dãi, nguyệt in câu. (Ngôn chí 14.3). “thật là hai câu thơ lọn nghĩa, cân chỉnh, đông đặc, thừa tiếp được cái ý đông nên ngọc một bầu ở câu trên. Sự cân đối toàn diện tăng thêm cái vẻ tĩnh khi cần viết một câu thơ tĩnh lặng, thứ thi pháp mà thơ đương đại không phải ai cũng học được, cũng đạt đến. Từ ngôi lều bên sông vào khi tà dương bóng ngả (khoảng hơn năm giờ chiều), trước khi lên thuyền du ngoạn, Nguyễn Trãi lặng ngắm bầu thế giới chiều thu và phát hiện sự êm đềm của nó. ở phía bắc vì đã có sương treo lên nên cây tựa hồ điểm phấn. Phía đông bóng ngày đã phai nên lặng lẽ hiện vành trăng cong trên nền trời. Khói nằng nặng không bốc lên mà như lắng xuống một vùng nước biếc phẳng lì. Trên không trung, đàn nhạn in hình chữ triện giữa gió thâu. Đã cất mái chèo rồi thì chẳng muốn đỗ lại. Trời đã sang ban tối, ước về đâu bây giờ. Một khoảnh khắc chuyển vần từ chiều sang tối. Một phút bâng khuâng cực kì nghệ sĩ khi chiều buông trên sông nước… vậy Nguyễn Trãi làm bài thơ vào thời gian nào? đó phải là một ngày mùng 6, mùng 7 hoặc mùng 8 tháng 9 âm lịch. Nếu là mùng 5 thì lúc tà dương, trăng đã khá cao gần đỉnh trời. Nếu là mùng 10 thì tuy vẫn là câu nhưng trăng đã khá đầy, không thật còn là câu nữa. Trăng mùng 8 dây cung đã phẳng nhưng lưng vẫn cong rõ. Chữ câu là cong : lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm, liềm giật, thật trăng đều là câu cả vì chưa viên hoặc bán viên. Chỉ cần tra tự điển Thiều Chửu là rõ. Tháng cuối cùng của mùa thu thì nhạn phương bắc mới bay về, vậy lúc này phải là tháng 9, quý thu. Thơ Nguyễn Trãi, trong cái ảo huyền tận cùng của tư duy, của ý tưởng thì cảnh vật thường xác thực đến nồng nàn. Bài học thôi xao đối với người xưa đâu chỉ là một giai thoại mua vui về câu nệ chữ nghĩa mà nó đích thị là một kinh nghiệm thi pháp của thao tác lựa chọn”. [NH Vĩ 2010: 1062-1063]. |
câu 句 / 勾 |
|
◎ AHV: cú, cố.
|
dt. đơn vị cơ bản của lời nói, diễn đạt một thông tin lọn nghĩa, câu đọc theo âm Việt hoá của cú, lưu tích còn trong từ câu cú (câu = cú). (Ngôn chí 3.4)‖ Trong khi hứng động bề đêm tuyết, Ngâm được câu thần dắng dắng ca. (Ngôn chí 4.8, 5.5)‖ (Mạn thuật 23.5)‖ (Trần tình 43.2)‖ (Thuật hứng 58.6, 61.2)‖ (Tự thán 75.5, 76.7, 81.4, 84.3)‖ (Bảo kính 132.3, 160.8, 166.7, 178.3)‖ (Huấn nam tử 192.7)‖ (Thủy thiên 213.6). |
nhặt 抇 |
|
◎ (bản B), bản A viết nhầm 日thành viết 日và đảo vị trí. Các cách phiên chú là vắt. “Trung, viết (hoặc nhật) mà phiên trong vắt thì hầu như trái với tiền lệ, ít nhất là trái với các mã chữ trong văn bản này. Vắt hoặc vít hoặc vất trong văn bản này được viết với mã勿; Trong ở các văn bản Nôm khác thường được viết với mã冲 ,沖, 𤁘. Bất ổn thứ hai là vi phạm luật đối giữa hai câu. Không thể nào thiết lập luật đối giữa Cổi tục trà thường pha nước tuyết với Tìm thanh trong vắt tịn trà mai được. Dù có thay tận bằng tiễn, tịn, tiển hay tạn cũng vậy thôi. Thứ ba là cấu tạo cụm từ bị xô lệch, có nghĩa câu thơ không biết ngắt nhịp ở chữ nào để lọn nghĩa và được nghiêm đối. Nói chung đó không thể là câu thơ của ức Trai được. Còn câu ở bản B thì khác hẳn : Lọn nghĩa, chuẩn đối, tinh tế và tươi tắn đến thích thú như rất nhiều ý thơ vốn có của ông : Cổi tục | trà thường pha nước tuyết, Tìm thanh | khăn tận nhặt chè mai. (𱪈俗茶常坡渃雪,尋清巾羨抇茶梅)... Câu thơ súc tích mà mạch lạc thì lọn nghĩa. Động từ đối động từ, tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ, hư từ đối hư từ một cách sóng sít thì là chuẩn đối. Một hành vi lao động cụ thể, khá đặc biệt của cư sĩ được thi vị hoá qua ngôn ngữ thơ thì đó là tinh tế. Đặt trong văn hoá lao động thôn dân ta thấy ý thơ muôn phần tươi tắn. Thơ Nguyễn Trãi thường thú vị chúng ta là vì vậy”. [NH Vĩ 2010].
|
đgt. cầm lên. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, Tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.4). |