Entry Lục Du |
bể triều quan 𣷭朝官 |
|
dt. dịch chữ hoạn hải 宦海 (bể hoạn), trỏ chốn quan trường nhiều chông gai bất trắc không lường trước được cũng giống như sóng gió trên biển, nên còn gọi là hoạn hải ba đào. Lục Du trong bài Tạ tiền tham chính khải có câu: “trường danh lặn lội, bao người tóc trắng ấy công toi; bể hoạn phiêu lưu, ngắm kẻ áo xanh mà cười mỉm” (名塲蹭蹬,幾白首以無成;宦海漂流,顧青衫而自笑 danh tràng tăng đắng, kỷ bạch đầu dĩ vô thành; hoạn hải phiêu lưu, cố thanh sam nhi tự tiếu). Thấy bể triều quan đà ngại vượt, trong dòng phẳng có phong ba. (Bảo kính 168.7). |
cơ tạo hoá 機造化 |
|
dt. HVVT dịch chữ thiên cơ 天機 (ý nói chuyện cơ mật, hay ý trời). Lục Du trong bài Tuý trung thảo thư nhân hí tác thử thi có câu: “Con trẻ hỏi ông ngộ gì mới, muốn nói mà ngại lộ thiên cơ.” (稚子問翁新悟處,欲言直恐泄天機 trĩ tử vấn ông tân ngộ xứ, dục ngôn trực khủng tiết thiên cơ). Được thì xem áng công danh dễ, đến lẽ hay cơ tạo hoá mầu. (Bảo kính 162.6, 163.8). |
rửa 瀉 / 𣳮 |
|
◎ AHV: tả. Kiểu tái lập từ ngữ liệu của Chu Lễ: *sah [Schuessler 2007: 537]. Nguyễn tài cẩn gợi ý đến khả năng song tiết hoá ở Việt-Chứt [1997: 118]. Cứ liệu ngữ âm hiện còn cho phép xác định đó có khả năng là tổ hợp phụ âm đầu: rửa ráy được ghi bằng 𪡉 (cá 个+ lã 呂,cá 个+ tái 塞), kiểu tái lập có thể là *ksả *ksái, nguyên văn: rửa ráy rén hót nhơ <洗濯頻除穢 (Phật Thuyết 15a5). Cứ liệu ngữ nghĩa: rửa được ghi bằng chữ Nôm 𤀗 ở thế kỷ XVI-XVII được dùng để đối dịch chữ tẩy 洗: lời nhơ nói xấu, phiền ngươi rửa đấy ← 蕪辭穢語煩公洗之 (TKML i 13b12). Như thế, chữ rửa ráy 瀉洗 là một từ Hán Việt Việt tạo. Quá trình biến đổi ngữ âm từ Hán sang Việt như sau: *sah *sai>*ksả *ksái> rửa ráy. *ksả *ksái là âm HHVH ở tiếng Việt tiền cổ, rửa ráy là âm HHVH ở giai đoạn tiếng Việt cổ (xiii- xvi), đến nay vẫn dùng. Tương ứng: đi tả/ đi rửa. Từ Hán Việt như tả lị, trong đó thổ tả 吐瀉 (trên nôn dưới rửa) còn cho lối nói đi rửa ruột, sau được dùng để rủa: đồ thổ tả. rửa xuất hiện trong một số từ kép và một số kết hợp như: rửa ráy, giặt rửa, gột rửa, rửa thù, rửa hận, rửa nhục, rửa tội, rửa chân tay, rửa ảnh, rửa tiền. sớm rửa cưa trưa mài đục. Thng Phiên khác: tả: chảy rốc xuống (TVG, ĐDA, BVN), dã: giải, làm cho bớt sức theo ghi nhận của Paulus của 1895 và Génibrel 1898 (Schneider, MQL, PL).
|
① đgt. (mưa, thác) tưới xuống, đổ xuống. Lục Du trong bài Vũ dạ có câu: “Mưa rào như suối rửa ngòi sâu, nhà không nằm trước ngọn đèn sầu.” (急雨如河瀉瓦溝,空堂卧對一燈幽 cấp vũ như hà tả ngoã câu, không đường ngoại đối nhất đăng u). Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.7), chữ rửa ở câu này dùng với hai nghĩa, ở câu trên là tả cảnh thác đổ, nhưng khi ý thơ vắt dòng xuống câu dưới thì rửa đã mang nghĩa gột rửa. Đây là một ví dụ nữa cho việc chơi chữ nước đôi có hệ thống và có chủ ý trong thơ Nguyễn Trãi. |
② đgt. gột cho hết (bẩn, buồn,…), rửa cho sạch. thuỷ hử toàn truyện có câu: “Ngâm thơ như muốn rửa sầu ngàn cân.” (吟詩欲瀉百重愁 ngâm thi dục tả bách trọng sầu). Rửa lòng thanh, vị núc nác, vun đất ải, rãnh mùng tơi. (Ngôn chí 10.3)‖ Say mùi đạo chè ba chén, rửa lòng phiền thơ bốn câu. (Thuật hứng 58.6)‖ (Tự thuật 114.6). Hiện còn nói: mưa rửa chùa, mưa rửa núi. |
âu 鷗 |
|
dt. loài chim nước, lông trắng, cánh dài mà nhỏ, ăn các loài thuỷ sản. sa âu: chim âu trên bãi cát men sông. Diếp còn theo tiên gác phượng; rày đà kết bạn sa âu. (Bảo kính 162.4). Kết bạn với chim âu ngoài bãi cát, dịch từ chữ âu minh 鷗盟, ví với cuộc sống thoái ẩn, gần gũi với thiên nhiên. Lục Du đời Tống trong bài Túc hứng viết: “hạc oán nhờ ai giải, hẹn âu sợ lạnh rồi” (鶴怨凭誰解,鷗盟恐已寒 hạc oán bằng thuỳ giải, âu minh khủng dĩ hàn). |