p. <từ cổ> như nhau, hoàn toàn, dịch chữ nhất dạng 一樣 (Trước sau vẫn cứ như thế). (Mạn thuật 31.2)‖ Hoa còn để rụng lem đất, cửa một dường cài sệt then. (Tức sự 124.6)‖ (Lão mai 215.8)‖ Cốt cách già càng thanh một dường. (Hồng Đức QATT, 30). “trong văn bản nôm, một dường là một từ ghép, có nghĩa và được dùng nhiều, các cụ sâu sắc hán nôm nên không ai băn khoăn cả. Ta gặp: linh đài sạch một dường thanh (31.2); Duềnh sông thẳm một dường xuân (HĐQA 81.7); gió một dường lay lách đến. (Hồng Đức 79/5). Chúng ta thấy rằng hai chữ một dường vốn từ nhất dạng 一樣 của hán văn mà ra. Chữ dạng vốn có nghĩa là dáng, vẻ, khuôn mẫu định sẵn. Khi kết hợp với nhất, lúc đầu nó có nghĩa gần thực là một vẻ, một dáng, một khuôn, sau đó nó có nghĩa là cứ khăng khăng theo mẫu mà làm, bất chấp điều kiện, Hoàn Cảnh, dư luận. Trong ba câu vừa trích, câu cuối có nghĩa gần nhất với chữ một dường mà Nguyễn Trãi đang dùng. Bài thơ tả cảnh nàng Chiêu Quân trên đường sang cống hồ, ra khỏi biên ải, trăng gió vô cảm mặc kệ giai nhân: gió một dường lay lách đến / trăng nào khứng nói năng cùng. nhất dạng đã phổ biến trong văn bản đời Đường, có thể qua mạng tìm ra hàng dãy ngữ liệu. Chữ một dường cũng có nghĩa như vậy. Trong tiếng Việt ta còn có những chữ rất gần gũi với một dường như một mực, một mạch, một kiểu… cửa một dường nghĩa là cửa thì cứ vậy mặc kệ. trong luật đối của thơ, một dường đối chỉn chu với còn để ở câu trên.” [NH Vĩ 2010]. |