Entry Thông Tục Văn |
lỗi 纇 |
|
◎ Nôm: 磊 lỗi nghĩa gốc là mấu tơ, đốt tơ chỗ sợi tơ bị thắt nút, khiến sợi tơ ấy không dùng được nữa, lưu tích hiện còn trong từ rối của tiếng Việt. Sách Thuyết Văn ghi: “Lỗi: là cái đốt của sợi tơ.” (纇, 絲節也). Sách Thông Tục Văn ghi: “Tơ mà nhiều đốt thì gọi là lỗi.” (多節曰纇 đa tiết viết lỗi). Lại có câu “Như ngọc có vết, như tơ có lỗi.” (如玉之有瑕,絲之有纇 như ngọc chi hữu hà, ti chi hữu lỗi). Sau lỗi trỏ tì vết khuyết điểm của các sự vật nói chung, ví dụ: la ẩn trong Sàm thư phần Tạp thuyết có câu rằng: “Ngọc khuê ngọc bích, dù tì vết nhỏ li ti, người ta tất cũng nhìn ra.” (然珪璧者,雖絲粟玷纇, 人必見之 nhiên khuê bích giả, tuy ti túc điếm lỗi, nhân tất kiến chi). Sau cùng, lỗi 纇 trỏ nghĩa: sai, thực hiện không đúng.
|
① tt. <từ cổ> không đúng, không theo chính đạo. Đạo quân thân nhẫn dầu ai lỗi, hổ xanh xanh ở trốc đầu. (Bảo kính 159.7). Lỗi còn có âm THV là rối. |
② tt. <từ cổ> nhầm, lầm, lưu tích còn trong lỗi lầm. Lỗi hoà đàn, tinh Bắc Đẩu, lang một điểm, thuỵ Liêu Đông. (Trư 252.3). |
sanh 鐺 |
|
◎ Nôm: 𭶙 Quảng Vận ghi: “sở canh thiết” (楚庚切). Sách Thông Tục Văn ghi: “Chõ có chân thì gọi là sanh” (鬴有足曰鐺). Còn có âm là “đang” trong “lang đang” (鋃鐺) nghĩa là cái khoá. Phiên khác: đang: sanh vạc để nấu nước (TVG, VVK), đang: xanh nước (BVN), xanh: cái xanh (MQL). Nay đề xuất.
|
dt. <từ cổ> cái sanh bằng gang, có chân (thường viết là xanh do xoá nhãn), dân gian gọi là cái chõ. Đình Thấu Ngọc tiên sanh tuyết nhũ, song mai hoa điểm quyển Hy Kinh. (Tự thán 107.3). |