② tt. <từ cổ> đẹp, dịch chữ kỳ 奇 trong sơn kỳ thuỷ tú 山奇水秀 (nước non đẹp đẽ). Chữ lạ là một sản phẩm của quá trình dịch đối âm tiết. Bởi chữ kỳ vốn có nghĩa cơ bản nhất là “lạ” (khác lạ), lưu tích còn thấy trong từ kỳ lạ. Người xưa hay quen dùng âm “lạ” này để dịch cho nghĩa “đẹp” của chữ kỳ rồi sau nữa, do dùng nhiều thành quen, chữ “lạ” còn được dùng để dịch cho chữ mỹ, hảo. thơ nôm Nguyễn Trãi phần lớn chữ “lạ” dùng với nghĩa “đẹp” (khi đề cập đến người và cảnh sắc) và “tươi tốt” (khi tả cây cối, x. nghĩa③), chỉ có hai lần dùng với nghĩa “khác lạ”. Cảnh lạ đêm thanh. (Ngôn chí 19.2)‖ (Trần tình 42.2)‖ Non lạ nước thanh. (Thuật hứng 54.3)‖ Thương cảnh vì nhân cảnh hữu tình, huống chi người lạ cảnh hoà thanh. (Tích cảnh thi 207.2), người lạ dịch chữ mỹ nhân 美人. “chữ lạ trong thơ Nguyễn Trãi và thơ ca đương thời rất thường dùng với nghĩa khác ngày nay, chỉ sự tươi đẹp về hình thức. Nó là kỳ chứ không là dị trong hán tự. Còn hữu tình thì bao giờ cũng đa nghĩa. Hà cớ chi nàng điểm bích trong thiền uyển tập anh khi đổ cho nhà sư Huyền Quang gạ gẫm cái chuyện ấy lại viết rất phúng dụ: người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ, mầu thích ca nào thủa hữu tình. Cũng là lạ với hữu tình ấy cả thôi làm cho Nguyễn Trãi thật rối lòng.” [NH Vĩ 2009]. |