Entry Huyền Quang |
lạ 邏 |
|
① tt. trái với quen. Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng, câu mầu ngâm dạ nguyệt càng cao. (Thuật hứng 52.3)‖ Khách hiền nào quản quen cùng lạ, cơm đói nài chi hẩm lẫn khê. (Bảo kính 141.3). |
② tt. <từ cổ> đẹp, dịch chữ kỳ 奇 trong sơn kỳ thuỷ tú 山奇水秀 (nước non đẹp đẽ). Chữ lạ là một sản phẩm của quá trình dịch đối âm tiết. Bởi chữ kỳ vốn có nghĩa cơ bản nhất là “lạ” (khác lạ), lưu tích còn thấy trong từ kỳ lạ. Người xưa hay quen dùng âm “lạ” này để dịch cho nghĩa “đẹp” của chữ kỳ rồi sau nữa, do dùng nhiều thành quen, chữ “lạ” còn được dùng để dịch cho chữ mỹ, hảo. thơ nôm Nguyễn Trãi phần lớn chữ “lạ” dùng với nghĩa “đẹp” (khi đề cập đến người và cảnh sắc) và “tươi tốt” (khi tả cây cối, x. nghĩa③), chỉ có hai lần dùng với nghĩa “khác lạ”. Cảnh lạ đêm thanh. (Ngôn chí 19.2)‖ (Trần tình 42.2)‖ Non lạ nước thanh. (Thuật hứng 54.3)‖ Thương cảnh vì nhân cảnh hữu tình, huống chi người lạ cảnh hoà thanh. (Tích cảnh thi 207.2), người lạ dịch chữ mỹ nhân 美人. “chữ lạ trong thơ Nguyễn Trãi và thơ ca đương thời rất thường dùng với nghĩa khác ngày nay, chỉ sự tươi đẹp về hình thức. Nó là kỳ chứ không là dị trong hán tự. Còn hữu tình thì bao giờ cũng đa nghĩa. Hà cớ chi nàng điểm bích trong thiền uyển tập anh khi đổ cho nhà sư Huyền Quang gạ gẫm cái chuyện ấy lại viết rất phúng dụ: người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ, mầu thích ca nào thủa hữu tình. Cũng là lạ với hữu tình ấy cả thôi làm cho Nguyễn Trãi thật rối lòng.” [NH Vĩ 2009]. |
③ tt. tươi tốt, dẫn thân từ nghĩa② . (Cúc 216.2)‖ (Trúc thi 223.3)‖ Từ bén hơi xuân tốt lại thêm, đầy buồng lạ màu thâu đêm. (Ba tiêu 236.2)‖ (Mộc cận 237.4). x. tốt lạ. |
lặn mọc 吝木 |
|
① đgt. lên xuống (mặt trời, mặt trăng,…). Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc, cuốc cày là thú những xung xăng. (Trần tình 38.5). |
② đgt. dịch chữ xuất một 出沒 (nổi chìm, thăng trầm). Ban đầu trỏ nghĩa mặt trời mặt trăng đắp đổi, ví dụ: Hôm mai lặn mọc (Huyền Quang - Vịnh Hoa Yên 19). Sang cùng khó bởi chưng trời, lặn mọc làm chi cho nhọc hơi. (Ngôn chí 10.2). sông yêu lặn mọc biết mấy khuở cho thôi, nhà lửa nấu nướng biết ngày nào cho rồi < 愛河出沒幾時休,火宅憂煎何日了 [Tuệ Tĩnh - thiền tông 22a]. Phiên khác: lăn lóc [TVG,1953]. |
Thấu Ngọc 潄玉 |
|
dt. tên ngôi đình đẹp nổi tiếng ở Lô Sơn, do vị tăng đời Tống là Nhược Ngu 若愚 dựng. Ngô Tùng 吴崧 trong bài Du ký giải thích rằng: “đình gần khe nước, nơi hai thác đổ xuống, thành một đầm lớn. Thác đổ xuống ghềnh đá, trong veo như ngọc, cho nên gọi Thấu Ngọc là cực hợp” (亭臨涧,二瀑奔赴,汇為潭。下注激石,滢然如玉,漱玉名最稱). Tô Thức (1037 - 1101) khi thưởng ngoạn cảnh đẹp ở đây từng viết bài Thanh ngọc giáp Thấu Ngọc đình trong đó có câu: “bọt toé như sương tuyết, đầm cũ lay trời xanh. Trôi đi trôi lặng lặng, rồi rót ra động ngọc.” (亂沫散霜雪,古潭摇清空。餘流滑無聲,快瀉出玉谾 loạn mạt tán sương tuyết, cổ đàm dao thanh không. Dư lưu hoạt vô thanh, khoái tả xuất ngọc hông). Phan Huy Chú lại ghi: “Côn Sơn ở xã Chi Ngại, trước thuộc về huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc, hình như con kỳ lân. Trên núi có động thanh hư, dưới núi có cầu Thấu Ngọc, cây và đá xanh um thật là cảnh đẹp ở nhân gian. Về triều Trần, sư Pháp Loa làm nhà tu ở đấy; sư Huyền Quang cũng thường tu ở núi này. Đến cuối Trần, Băng Hồ về hưu, khi uống rượu, khi ngâm thơ ung dung thích ý…” [1960: 105]. Đình Thấu Ngọc tiên sanh tuyết nhũ, song mai hoa điểm quyển Hy Kinh. (Tự thán 107.3). |
ốc 沃 |
|
◎ Ss đối ứng hok (Mường) [Vương Lộc 2001: 127].
|
① đgt. <từ cổ> gọi. Cướp thiếu niên đi, thương đến tuổi, ốc dương hoà lại, ngõ dừng chân. (Vãn xuân 195.4). Chim ốc bạn cắn hoa nâng cúng (Huyền Quang - Vịnh Hoa ). kinh này danh ốc là gì? (Phật Thuyết 39a). Kinh này ốc là kinh nhân duyên. (Phật Thuyết 39a). Mị châu tên ốc đương thì thiếu đôi. (TNNL c. 779). |
② đgt. <từ cổ> rằng. Ngõ ốc nhượng khiêm là mỹ đức, đôi co ai dễ kém chi ai. (Tự thán 91.7) ngõ ốc: hiểu rằng. |