Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Khmer
bà ngựa 𱙘馭
ngọ 午: ngựa [Vương Lực 1958: 36]. Dừng ngựa là ngự 御, 馭, các đồng nguyên tự trên có kiểu tái lập là *ngia [Vương Lực 1982: 139-140; LQ Kiệt 1999: 308]. Chữ 馭 là chữ chỉ ý gồm cái tay (又) và con ngựa. Chữ 御 là chữ hình thanh kiêm chỉ ý: bộ xích 彳 trỏ con đường, chữ ngọ 午 trỏ con ngựa (đồng thời là thanh phù), dưới là chữ chỉ 止 (dừng, hãm), bộ tiết 卩 trỏ cái roi. Ngoài ra, còn có chữ 卸 với nghĩa là dỡ đồ [Karlgren 1923: 238], nhưng lại lấy tiết 卩 làm thanh phù nên đọc là , có lẽ nghĩa gốc là dỡ đồ từ trên lưng ngựa xuống, cho nên mới có ngọ 午 làm ý phù. Karlgren tái lập âm của ba chữ 馭,御,禦 là *ngiʷo’ [1923: 376]. Ngoài ra còn có ngự 午卩 , mà Huệ Thiên (2004: 305-310) coi là một đồng nguyên tự của ngọ. Norman (1985: 88) coi 午 là từ mượn của Mon Khmer, chua tiếng Việt có ngựa, proto Việt-Mường là maŋəə [Ferlus 1992: 57]. Schuessler (1987: 519) tái lập 午 là *ŋuoᴮ LH *ŋa, OCM *ŋâ, đồng thời cũng xác nhận 御 là đồng nguyên tự và tái lập là *ŋjwoᴮ (1987: 590). Với cứ liệu maŋəə từ tiếng Pakatan, và các cứ liệu bà ngựa trong tiếng Việt cổ có thể nghĩ đến giả thuyết rằng đây là lưu tích của một từ để trỏ ngựa trong tiếng HTC, từ này vốn có tổ hợp phụ âm đầu *- (ng có tiền mũi) mà là lưu tích của tiền mũi *m-, còn *ŋ- trong ngọ, ngựa là lưu tích của *-. Cũng có khả năng maŋəə là cách đọc Việt hoá vào giai đoạn tiếng Việt cổ, như lốc, trọc, trốc ngày nay vốn xuất phát từ một âm Việt hoá vào thế kỷ XV là *tlốc vốn có nguyên từ là độc 髑. x. trốc, x. mắng.
dt. <từ cổ> con ngựa. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Tự thuật 114.3)‖ Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3)‖ sách đối đan trì, văn chói chói gấm trên bà ngựa (Lê Thánh Tông - Thập giới cô hồn…)‖ xích tiểu đằng là dây răng bà ngựa…mã hành lấy não bà ngựa (Tuệ Tĩnh - nam dược Quốc Ngữ phú).
cơn 根
◎ Nôm: 干 cơn là âm THV có âm phiên thiết là cân, AHVcăn, có nghĩa là “gốc”, “rễ”, “nguồn gốc” [Huệ Thiên 2006: 377] ví dụ: căn nguyên = nguồn cơn (căn do) [Paulus của 1895: 187]. Trong tiếng Hán, 根 trỏ rễ cây, 荄 (cai) trỏ rễ cỏ. Như vậy, đây đều là đồng nguyên tự, có thể tái lập nguyên từ là kal. Mặt khác, từ cơn phan ngọc cho là từ kal gốc Khmer với nghĩa là lúc [ĐDA 1987: 91]. kal là từ Khmer gốc Sanskrit là kalā có nghĩa là phần, bộ phận, phần thời gian. Huệ Thiên cho rằng, không có mối liên hệ về nghĩa giữa kalcơn (2006: 377) là không chính xác, bởi cơn trong cơn gió, cơn bệnh, cơn giận, cơn điên, cơn mưa, đòi cơn, cơn rét, có cơn… đều là mang nghĩa “lúc”. Như vậy, cơn (trong nguồn cơn, cơn cớ) là gốc Hán, ngẫu nghiên đồng âm với cơn (cơn mê) là từ gốc Khmer-Sanskrit.
dt. HVVD lượng từ, trỏ khoảng thời gian xảy xa một hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng tâm sinh lý. Mấy phút om thòm dường tích lịch, một cơn lừng lẫy tựa phong ba. (Giới nộ 191.6). Cơn lừng lẫy: cơn giận.
day 移
AHV: di. OCM *lai, OCB *ljaj. MK: OKhmer *re /ree ~rəə / [Schuessler 2007: 566]. dời, rê.
đgt. lay, rung. Cội rễ bền day chẳng động, tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày. (Tùng 219.3). x. dời.
già 𫅷
◎ {trà 茶+ lão 老}. Chữ Nôm luôn dùng 茶 để ghi âm. Ss đối ứng jà, già [Rhodes 1651 tb1994], “lão nhân: người trà”, (老人酢委) [Hoa Di Dịch Ngữ thế kỷ XVI: c. 414], ksà (tiếng Mường: la gián, Vân Mộng), sã, tsã (thu pháp), sa (nguồn), cha (Mon), chăs (Khmer) [Gaston 1967: 141], kʼa (20 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 222]. Kiểu tái lập: *kca². Xét, “già” (với *kc-) chuẩn đối với “trẻ” (*tl-), “gặp” (*?g-), “cũ” (*kl-), “vụng” (*tb-), “dấu” (*kd-).
tt. trái với trẻ. Quân tử hãy lăm bền chí cũ, chẳng âu ngặt chẳng âu già. (Ngôn chí 18.8)‖ (Thuật hứng 53.6, 54.6, 61.1)‖ (Tự thán 78.6, 80.2, 86.2, 94.4, 98.6, 104.5, 110.7)‖ (Tự thuật 114.1, 115.2)‖ (Bảo kính 163.4, 180.1, 182.5, 182.8, 185.5)‖ (Giới sắc 190.1)‖ (Mai 214.5).
tt. <từ cổ> lâu, thường đứng trước động từ làm trạng ngữ. Già chơi dầu có của no dùng, chén rượu câu thơ ấy hứng nồng. (Thuật hứng 61.1)‖ Lâm tuyền ai rặng già làm khách, tài đống lương cao ắt cả dùng. (Tùng 218.3).
tt. lâu, kỹ. Già trui thép cho nên mẻ, bể nồi hương bởi ngã bàn. (Bảo kính 185.5). Nay chuyển sang làm tính từ trong cụm thép già >< thép non.
lá 蘿 / 𦲿
(Việt) có đối ứng ʰlá (Khmú) [Ferlus 2004: 309], hula (Rục), k’lá (Pọng), sla (Khùa), s’la (Vân Kiều), b’la (Mang), h’la (Puoc, Xa Câu, Tênh) [Gaston 1967: 29, 32], la³ (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 233], slək (Khmer), hla? (Lawa), hlaa? (Chaobon), səlaa (Kuy, Bru), hlaa (Souei, Stieng), hla? (Khmú)…[VĐ Nghiệu 2011: 96]. Kiểu tái lập: *hla⁵. [TT Dương 2013b].
dt. lá cây. Mấy người ngày nọ thi đỗ, ngô đồng khuở mạt thu. (Ngôn chí 3.8, 22.6)‖ (Thuật hứng 51.8, 70.2)‖ (Tức sự 124.3)‖ (Bảo kính 172.3)‖ (Thuật hứng 63.4).
mũi 𪖫
◎ âm PVM *muus. Ss đối ứng như muy (Mường), crmoh (Khmer), muh (Môn, Kuy, Stieng, Khmú, Brao), maəh (Lawa) [VĐ Nghiệu 2011: 46, 47], muj, mun (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 244].
dt. bộ phận để đánh hơi. Dài hàm nhọn mũi cứng lông, được dưỡng vì chưng có thửa dùng. (Trư 252.1).
ngày 𣈜
◎ Ss đối ứng ŋạj¹ (Mường), tʰŋay (Khmer) [VĐ Nghiệu 2011: 61].
dt. trong ngày tháng. Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi (Ngôn chí 2.5, 3.4, 3.7, 4.1, 11.4, 17.2, 18.6, 20.3, 22.6)‖ (Trần tình 37.1)‖ (Thuật hứng 46.4, 50.8, 58.1, 66.7, 68.2, 70.3)‖ (Tự thán 71.1, 71.7, 75.6, 76.3, 79.7, 82.7, 94.1, 95.5, 98.7, 99.2, 105.1)‖ (Tự thuật 112.4, 118.2, 119.7)‖ (Tức sự 123.7, 125.1, 126.4)‖ (Bảo kính 133.8, 146.2, 154.5, 160.4, 170.1, 177.2, 188.3)‖ (Quy Côn Sơn 189.7)‖ (Tích cảnh thi 209.1)‖ (Lão mai 215.6)‖ (Cúc 217.8)‖ (Tùng 219.4, 220.1)‖ (Trúc thi 222.1)‖ (Hoè 244.3)‖ (Trường an 246.3)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.4).
rồng 龍
◎ Nôm: 𧍰 Đọc theo âm THV. AHV: long. Kiểu tái lập: OCM *roŋ, Ss Khmer: roŋ - rôŋ, Mường: hông - ròn [Schuessler 2007: 363]. rồng là tên gọi xưa nhất, vay vào khoảng đời Tây Hán- đông hán nên cả phụ âm, cả vần, cả thanh đều rất cổ. thuồng luồng vay vào khoảng từ sơ đường đến trung đường nên thanh cổ nhưng phụ âm, vần đều đã mới. long là tên gọi Hán Việt vay vào cuối đời Đường. [NT Cẩn 2001: 26]. Thế kỷ XVII, Rhodes ghi nhận ròũlaõ [1651: 195]. Kiểu tái lập: *kroŋ¹ [TT Dương 2012c].
dt. long, thuồng luồng. Thuyết Văn ghi: “Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hoá nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực.” (鱗蟲之長, 能幽能明, 能細能巨, 能短能長, 春分而登天, 秋分而潛淵). Bằng rồng nọ ai phen kịp, mất thế cho nên mặt dại ngơ. (Bảo kính 180.7)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.6)‖ (Trúc thi 223.3), hoá rồng, do chữ long tôn 龍孫 trỏ măng, ý nói khi măng già thì hoá trúc. x. cháu rồng.‖ (Trư 252.7).
sân 𡑝
◎ (thanh phù lân 粦). Dùng l- ghi ʂ-. So sánh với đối ứng sương, ksenh (Thạch Bi), khương (Mẫn Đức) của tiếng Mường, và các đối ứng trong một số ngôn ngữ bảo thủ như suon (Pọng), suôn (Laotien), sôn (Thái), thuun, suơn (chàm), suon (Khmer) [Gaston 1967: 152]. Kiểu tái lập: *kran¹. [TT Dương 2013b]. Xét, *klân chuẩn đối với *tláu (tráu: rào) ở câu thơ trên.
dt. khoảng không gian trống trước hoặc sau nhà. Tráu cúc thu vàng nảy lác, sân mai tuyết bạc che đều. (Bảo kính 164.4).
sừng 𧤁
◎ {giác 角+ lăng 夌}. Proto Mon Khmer: *crĭŋ [NT Cẩn 1997: 113]. Ss đối ứng khrưng² trong tiếng Rục [NV Lợi 1993: 157]. Kiểu tái lập: *krwng² [TT Dương 2013b]. sừng gốc Mon Khmer, gạc/ ngạc gốc Hán.
dt. gạc của động vật. Sừng mọc qua tai. Thng gần nghĩa như câu hậu sinh khả úy. dân gian có chuyện, có anh học trò đi xin ăn, gặp ông quan, ông quan bảo: nay mười tư mai lại hôm rằm, học trò không làm, học trò đói ngàn năm. Anh học trò bảo: nay mồng một mai lại mồng hai, sừng không mọc, sừng mọc qua tai. Ý chuyện này nói rằng: cái sừng vốn mọc sau nhưng lại dài hơn tai, cũng như kẻ thiếu niên thường hay muốn vượt lên trên những người đi trước. [chuyển ý ĐDA: 762]. Gạch khoảng nào bày với ngọc, sừng hằng những mọc qua tai. (Tự thán 92.4)‖ dầu thấy hậu sinh thì dễ sợ, sừng kia chẳng mọc mọc hơn tai (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân Am)‖ hay đâu tai mọc qua sừng, mới biết da kia hơn ruột (Sơn Hậu, 8b6).
trời 𠅜 / 𡗶
◎ Kiểu tái lập: *blời. Rhodes (1651): blời. An Nam dịch ngữ, trời < *plời, *blời. “bloi vel troi: convulsio cum magno fragore” [Morrone 1838: 201]. Sở dĩ tái lập cả dạng *pl và *bl vì tiền tố p- của tổ hợp PL cũng diễn biến như phụ âm đầu p-, nghĩa là p > b và PL > bl. Quá trình p > b đã kết thúc nhưng quá trình PL > bl hình như diễn ra chậm hơn vì đến giữa thế kỷ XVII, Rhodes còn nhắc đến plàn. [Vương Lộc 1997: 59]. So sánh với các đối ứng tlơy (Vân Mộng, Hạ Sữu, Thái Thịnh, Đông Tân, Ban Chanh, Thái Lai) và plơy (Mỹ Sơn, Úy Lô, Ban Ken), klơy (Suối Săng, Quy Mỹ, Thạch Bi), tlơy, klơy (nho quan) trong tiếng Mường và một số đối ứng trong các ngôn ngữ bảo thủ như plơy (Sách), prơy (Pọng), p’lơy (Mày, Rục), t’lơy (Arem), bri (Xa Khao), kre (Brou), bri (Khmú, Tênh), preah (Khmer), Gaston tái lập là *plời và *klời [1967: 52; xem TT Dương 201a].
dt. thiên công. Quân thân chưa báo lòng cánh cánh, tình phụ cơm trời áo cha. (Ngôn chí 8.8, 10.1, 14.8)‖ (Trần tình 38.7, 40.1, 45.8)‖ Trời phú tính, uốn nên hình, Ắt đã trừng trừng nẻo khuở sinh. (Tự thán 96.1)(Tự thán 85.8)‖ (Bảo kính 146.7, 175.1)‖ (Tích cảnh thi 209.2)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.1)‖ (Trúc thi 223.2)‖ (Mộc hoa 241.1)‖ (Trường an hoa 246.2)‖ (Lão hạc 248.7).