Vài nét về chữ Nôm

Chữ Nôm là cách viết biểu ý ngày xưa của tiếng Việt. Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào năm 939, chữ Nôm lần đầu tiên thành chữ quốc ngữ để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý. Hơn 1.000 năm sau đó—từ thế kỷ 10 cho đến thế kỷ 20—một phần lớn các tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, y khoa, tôn giáo và hành chánh được viết bằng chữ Nôm. Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các văn kiện hành chánh được viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ duy nhất hoàn toàn Việt Nam ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ.

Di sản này hiện nay có nguy cơ tiêu vong. Sau khi chữ quốc ngữ được phổ biến vào đầu thế kỷ 20, chữ Nôm dần dần mai một. Chính quyền thực dân Pháp có chính sách cấm dùng chữ Nôm. Ngày nay, trên thế giới chưa có đến 100 người đọc được chữ Nôm. Một phần to tát của lịch sử Việt Nam như thế nằm ngoài tầm tay của 80 triệu người nói tiếng Việt. Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm góp sức với các học giả tại Việt Nam và trên thế giới để gìn giữ di sản văn hoá này.