Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa HVVD
ban 班
◎ “ban” chữ chỉ sự, giữa là bộ đao, hai bên là hai chữ ngọc, xưa cắt đôi miếng ngọc để hai bên cùng làm tin, như “cắt ngọc thuỵ để ban cho các vua chư hầu” (班瑞于群后) [Kinh Thư - thuấn điển]. Sau phái sinh sang nghĩa “ngôi, thứ, hàng, chỗ bách quan tụ hội chia ra từng ban để phân biệt trên dưới”, tiếng Việt còn có lưu tích như lưu ban (đúp lớp), đồng ban (cùng hàng), ban ngành, ban bộ, ban bệ. Từ nghĩa không gian, “ban” mở rộng sang nghĩa thời gian trỏ các “lớp thời gian được phân tách theo tri nhận của người bản ngữ”, ví dụ “ban” là khoảng thời gian được chia theo ca làm việc, như giao ban, ban ca, tiếng Hán có các cụm 三班倒;上夜班 (quãng đầu nửa đêm). “ban: c.n. hàng, sọc, phiên, thứ, đương lúc. Ban sơ: hồi đầu hết, trước hết. Ban đầu. id. ban ngày. Ban đêm. Ban mai. Ban hôm: buổi tối. Ban chiều. Ban trưa. Ban tối. [Paulus của 1895: 28].
dt. <từ cổ> buổi, khoảng thời gian nào đó trong ngày hoặc đêm. Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ, trời ban tối ước về đâu? (Ngôn chí 14.8)‖ Giữa giáp canh ban trống ba. (Hồng Đức QATT b.42)‖ Những khi bóng ác ban (đào duy từ- Tư Dung Vãn, c. 143).
dt. HVVD <từ cổ> khi, lúc, đứng trước tính từ, trỏ quãng thời gian nào đó của đời người. Tuổi tàn, cảnh đã về ban muộn, tóc bạc, biên khôn chác lại xanh. (Tự thuật 113.3)‖ Thương ôi tuổi tác kẻ ban già. (Bạch Vân Am b.93)‖ Đặng tuấn thế đã ban nghèo. (TNNL c. 2055).
bè 筏
◎ Nôm: 𤿤 Tày: phè, vè [HTA 2003: 408]. Nguyên từ là phiệt 筏 (ABK: fá). Kiểu tái lập: *pie.
dt. mảng ghép đơn sơ bằng tre nứa, dùng để vượt sông. Đài Tử Lăng cao, thu mát, Trương Khiên nhẹ, khách sang. (Ngôn chí 9.4).
dt. HVVD mảng ghép đơn sơ bằng tre nứa, dùng để thuỷ canh hay làm chà cho cá. Ao quan thả gưởi hai muống, đất Bụt ương nhờ một rãnh mùng. (Thuật hứng 68.5)‖ Thuỷ hành rau muống lênh đênh một . (CNNA 70).
bảo 報
◎ Nôm: 保 AHV: báo, nói cho biết, trong báo cáo.
đgt. nói (gì với ai). (Ngôn chí 6.8)‖ (Tự thán 90.3)‖ Tiêu sái mấy lòng đà mạc được, bảo chăng khứng mạc một lòng thơm. (Tự thán 97.8)‖ (Tự thán 109.6)‖ (Bảo kính 173.1)‖ (Bảo kính 181.6)‖ (Trúc thi 222.2)‖ Nhắn bảo. (Bảo kính 185.1)‖ (Huấn Nam Tử 192.1, 192.7)‖ Rỉ bảo. (Tích cảnh thi 209.3).
đgt. HVVD sai khiến. Xuân qua còn bảo con đòi cuốc, hạ đến đà cho kẻ khác cày. (Bảo kính 177.3).
đgt. HVVD dạy, nói cho mà biết. Hơn chó được ngồi khi diện bếp, tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây. (Miêu 251.4).
bện 緶 / 編
◎ Nôm: 𥾽 / 卞 âm HTC *pên [Schuessler 1988: 165]. AHV: biền. Sách Ngọc Thiên ghi: “Biền: may” (緶,縫衣也). Sách Thuyết Văn thông huấn định thanh ghi: “Biền: may khíu hai mép lại” (緶, 縫緝其邊曰缏). Hán Việt tự điển ghi: “緶 biền: đánh dây, bện” [Thiều Chửu 1999: 440]. x. buộc bện. Ss đối ứng: phẳn (Tày) [HTA 2003: 405], ben, pen (4 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 178], palạnh, kom (Katu) [NH Hoành 1998: 248]. Nôm: 𥾽. Phiên khác: bợn: vướng (MQL).
đgt. HVVD “vướng víu” [PL 2012: 61], “quấn quýt, luẩn quẩn” [TVG, 1956: 34]. Nợ quân thân chưa báo được, hài hoa còn bện dặm thanh vân. (Ngôn chí 12.8)‖ (Tích cảnh 206.2).
cam 甘
đgt. HVVD đành phải hài lòng với việc gì đó. Tội ai cho nấy cam danh phận, chớ có thân sơ mới trượng phu. (Bảo kính 152.7, 173.2, 174.8).
chi 之
đt. HVVD. gì, từ để hỏi đứng sau động từ, tỏ ý phủ định, trong làm chi, nài chi. Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là. (Ngôn chí 4.4)‖ Sang cùng khó bởi chưng trời, Lặn mọc làm chi cho nhọc hơi. (Ngôn chí 10.2)‖ Đạo ta cậy bởi chân non khoẻ, Lòng thế tin chi mặt nước bằng. (Mạn thuật 23.4, 27.8, 29.7, 31.3, 32.7, 35.8)‖ (Trần tình 39.8, 44.4, 45.7)‖ (Thuật hứng 57.6, 58.3, 63.7, 67.6, 69.2, 70.6)‖ (Tự thán 75.8)‖ Lọ chi (Tự thán 82.1, 91.8, 100.2, 106.4, 110.3, 111.7)‖ (Tự thuật 116.4, 117.4)‖ (Bảo kính 129.2, 135.8, 138.7, 140.4, 141.4, 144.6, 165.2, 167.8, 175.8, 177.6, 184.7)‖ (Giới sắc 190.1, 190.6)‖ (Giới nộ 191.1)‖ (Cúc 217.4)‖ Ắt có hay đòi thửa phận, Chẳng yêu thì chớ nỡ chi cười. (Mộc hoa 241.4).x. chưng.
đt. HVVD. gì, đứng đầu câu, dùng để hỏi. Chi là của tiêu ngày tháng? Thơ một hai thiên rượu một bình. (Mạn thuật 31.7).
cho 賙
◎ Nôm: 朱 Đọc âm HHV, AHV: chu, nghĩa trong tiếng Hán là “chu cấp”, đem của cải của mình để cứu tế cho người khác. Tiếng Việt có từ chu tất (hoàn tất, trọn vẹn, đầy đủ) vốn đọc chệch âm và trại nghĩa từ chữ chu tuất 賙恤 (cứu giúp thương xót những người nghèo khổ). Ss đối ứng cɔ¹, cɔ² (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 194]. Như vậy, “cho” là từ hán Việt-Mường.
đgt. chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang cho người khác. (Tự thán 83.4)‖ Lợi tham hết lấy, nhiều thì cạnh, nghĩa phải đam cho, ít chẳng phường. (Bảo kính 128.4, 128.4, 130.1, 171.5, 175.1)‖ (Cúc 217.1)‖ (Trường an hoa 246.2).
k. HVVD từ đi sau cụm động từ mang ý khiến sự vật, sự việc đạt đến trạng thái nào đó. Nước dưỡng cho thanh đìa thưởng nguyệt, đất cày ngõ ải rãnh ương hoa. (Ngôn chí 4.5, 10.2)‖ (Mạn thuật 27.8, 29.2, 25.6)‖ (Tự thuật 117.7)‖ (Tự thán 111.2)‖ (Bảo kính 137.5, 143.7, 172.7, 173.7, 175.8)‖ (Quy Côn Sơn 189.8)‖ (Huấn Nam Tử 192.5).
k. HVVD từ biểu thị đối tượng sắp nêu ra là sẽ chịu sự tác động (tốt, xấu) của hành động ở trước đó. Song viết lại toan nào của tích, bạc mai vàng cúc để cho con. (Thuật hứng 49.8)‖ (Tự thán 92.8, 111.3)‖ (Bảo kính 149.6, 144.3, 151.8).
đgt. HVVD đồng ý để ai làm việc gì. Cho về cho ở đều ơn chúa, lọ phải xung xăng đến cửa quyền. (Thuật hứng 53.7)‖ (Tự thán 105.3)‖ (Bảo kính 177.4)‖ (Đào hoa thi 231.4).
đgt. HVVD để sự vật hay hiện tượng nào đó xảy ra. Con lều mọn mọn đẹp sao, trần thế chẳng cho bén mỗ hào. (Thuật hứng 52.2)‖ (Tự thán 85.6, 108.6)‖ (Bảo kính 128.8)‖ (Tảo xuân 193.8)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.1).
đgt. HVVD nói tắt của cho rằng, cho là. Ở thế thì cho ta những thiệt, khoe mình khá chịu miệng rằng lành. (Tự thuật 113.5)‖ (Bảo kính 184.1).
k. HVVD như để, trong Để cho. (Tự thuật 112.8)‖ (Bảo kính 132.7, 134.5, 146.6, 152.7)‖ Đường tuyết thông còn giá in, đã sai én ngọc lại, cho dìn. (Tảo xuân 193.2).
k. HVVD (từ dùng để khuyên nhủ), như chữ đi. Việc ngoài hương đảng chớ đôi co, thấy kẻ yêng hùng hãy dịn cho. (Bảo kính 176.2).
chua 醋
◎ Nôm: 珠 AHV: thố [LN Trụ 1960: 88; Schneider 1995]. Âm HTrC: tshuo (Karlgren, Phan Ngộ Vân, Chu Pháp Cao, đổng đồng hoà). Đối ứng c- (THV) tʰ- (AHV): 市 chợ thị, 匙 chìa thi , 禪 chiền thiền, 膳 chín thiện, 受 chịu thụ, 贖 chuộc thục [NĐC Việt 2011: 11], 刺 chích thích [LN Trụ 1960: 72], 時 chừ (giờ) thì. Ss đối ứng cuə (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 196]. Như vậy, “chua” là từ hán Việt-Mường.
tt. HVVD nghĩa gốc là “giấm” (danh từ), sau chuyển làm tính từ. Ở ngọt thì hơn, nhiều kẻ chuộng, quá chua liền ủng, có ai màng. (Bảo kính 147.4). x. quá chua.
chép 劄
◎ Nôm: 劄 Phiên âm: tráp. cv. chắp. “chắp câu thơ: faire des vers; rimer” [Génibrel 1898 : 108-109]. Xét, chắp - chép chỉ là hai dạng Việt hoá của nguyên từ tráp. Chữ ghi chép dịch từ tráp kí (劄記) [hán điển].
đgt. sao lại (một bản đã có sẵn). Ai rặng mai hoa thanh hết tấc, lại chăng được chép khúc “ly tao”. (Thuật hứng 47.8)‖ (Bảo kính 183.4, 132.3, 166.7)
đgt. ghi lại. Chí cũ ta liều nhiều sự hóc, người xưa sử chép thảy ai còn. (Thuật hứng 49.4)‖ (Bảo kính 128.7, 179.1).
đgt. HVVD <từ cổ> viết, sáng tác. Qua đòi cảnh, chép câu đòi cảnh, nhàn một ngày, nên quyển một ngày. (Tự thán 75.5)‖ (Cam đường 245.3).
chỉn 只
◎ Nôm: 㐱 / 軫 AHV: chỉ. Vận hội tiểu bổ do Phương Nhật Thăng nhà Minh ghi: “只: chương nhẫn thiết, âm chẩn” (只章忍切,音軫).
p. <từ cổ> chỉ có. Say rượu, no cơm cùng ấm áo, trên đời chỉn ấy khách là tiên. (Bảo kính 186.8)‖ (Đào hoa thi 230.3).
p. HVVD <từ cổ> vẫn, chỉ một mực. Còn miệng tựa bình đà chỉn giữ, có lòng bằng trúc mỗ nên hư. (Mạn thuật 34.3).
p. HVVD <từ cổ> nên. Dịch chữ tu 須, thiết 切 (nên). vốn không tướng nam nữ, nào chỉn ra chấp tướng < 本無女何須著相 [Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 25b3], ấy đều lấy những sự đã nghiệm mà nghĩ xem chưng nhân nào, trong mình ta chỉn mựa ra chưng lòng tuyết bỏ < 此皆以驗而因由,切莫自生於退屈 [Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 24b5]. Chỉn sá lui mà thủ phận, lại tu thân khác, mặc “thi thư”. (Mạn thuật 34.7)‖ (Tự thán 100.1)‖ (Tự thuật 115.3).
cuối 季
◎ Nôm: 檜 AHV: quý, đọc theo âm THV. Sách Thuyết Văn ghi: (究窮也). Kinh Thi phần Tiểu nhã ghi: “Ta chinh phạt phía tây, đến tận đồng cỏ xa xăm” (我征徂西,至于艽野). Chuỗi đồng nguyên trong tiếng Hán : 究= 窮 = 艽, kiểu tái lập: giuəm [LQ Kiệt 1999: 191- 192]. Xét, cả ba chữ trên đều có nghĩa gốc là “cái hang sâu”. Lại xét, 季 là “con cuối” (con út), “季弟” (em út) sách Nghi Lễ có chữ “季指” (ngón út). Lại có các từ như “季月” (cuối tháng), “季世” (cuối đời), “季春之月” (tháng cuối xuân). Xét, từ “cuối cùng” là cách đọc cổ của “究窮”, cứu cánh (cuối cùng) < 究竟. Ss đối ứng kuəj (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 204]. Đây là từ hán Việt-Mường.
dt. HVVD phía sau cùng của một không gian. Tằm ươm lúc nhúc, thuyền đầu bãi, hàu chất so le, cụm cuối làng. (Ngôn chí 9.6, 18.6)‖ (Nhạn trận 249.1).
cái 個
◎ Nôm: 丐 AHV: cá. Ss đối ứng -a (AHV) -j (THV): ma mài, cá cái, ngoã - ngói [Baxter 1992: 294], nga ngài [Norman 1988: 212], quá trình -ar > -aj > a [Baxter 1992: 293-294]. x. kẻ.
dt. <từ cổ> loại từ cho một số vật. Bẻ cái trúc hòng phân suối, quét con am để chứa mây. (Mạn thuật 28.3)‖ Cái quạt chè. (Tự thán 79.4)‖ Cái râu bạc (Tự thán 99.5, 114.4)‖ (Bảo kính 150.6, 155.5).
dt. HVVD <từ cổ> loại từ cho một số động vật nhỏ như chim chóc, sâu bọ. Chúa ràn nẻo khỏi tan con nghé, hòn đất hầu lầm, mất cái chim. (Bảo kính 150.5)‖ Cái đỗ quyên. (Hạ cảnh tuyệt cú 197.1)‖ Cái vẹt. (Tự thán 90.5).
cơn 根
◎ Nôm: 干 cơn là âm THV có âm phiên thiết là cân, AHVcăn, có nghĩa là “gốc”, “rễ”, “nguồn gốc” [Huệ Thiên 2006: 377] ví dụ: căn nguyên = nguồn cơn (căn do) [Paulus của 1895: 187]. Trong tiếng Hán, 根 trỏ rễ cây, 荄 (cai) trỏ rễ cỏ. Như vậy, đây đều là đồng nguyên tự, có thể tái lập nguyên từ là kal. Mặt khác, từ cơn phan ngọc cho là từ kal gốc Khmer với nghĩa là lúc [ĐDA 1987: 91]. kal là từ Khmer gốc Sanskrit là kalā có nghĩa là phần, bộ phận, phần thời gian. Huệ Thiên cho rằng, không có mối liên hệ về nghĩa giữa kalcơn (2006: 377) là không chính xác, bởi cơn trong cơn gió, cơn bệnh, cơn giận, cơn điên, cơn mưa, đòi cơn, cơn rét, có cơn… đều là mang nghĩa “lúc”. Như vậy, cơn (trong nguồn cơn, cơn cớ) là gốc Hán, ngẫu nghiên đồng âm với cơn (cơn mê) là từ gốc Khmer-Sanskrit.
dt. HVVD lượng từ, trỏ khoảng thời gian xảy xa một hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng tâm sinh lý. Mấy phút om thòm dường tích lịch, một cơn lừng lẫy tựa phong ba. (Giới nộ 191.6). Cơn lừng lẫy: cơn giận.
cả 嘏
◎ Nôm: 竒 / 奇 / 哿 Đường Vận ghi: “cổ nhã thiết” (古雅切), Tập Vận, vận hội, chính vận ghi: “cử hạ thiết, tòng âm cả” (舉下切,𠀤音賈). Thuyết Văn ghi: “嘏: lớn, xa.” (嘏大遠也.). Sách Nhĩ Nhã ghi: “cả: lớn vậy” (嘏,大也); Phương Ngôn ghi: “Phàm vật gì to lớn đều gọi là cả” (凡物壯大謂之嘏). [Huệ Thiên 2006: 376].
tt. <từ cổ> lớn, to. “Cha ca: deus. Anh ca: fraternatu major” [Morrone 1838: 202]. (Ngôn chí 10.5)‖ (Tự thán 78.2), ngôi cả dịch chữ 大位 đại vị (chức vị làm quan)‖ Một niềm trung hiếu làm biêu cả, hai quyển “thi thư” ấy báu chôn. (Tự thán 111.5), biêu cả dịch chữ 大標 đại tiêu (tiêu chuẩn lớn)‖ (Tự thuật 122.3)‖ (Lão dung 239.4)‖ (Bảo kính 131.7, 133.7, 141.6, 159.5, 181.4).
đt. HVVD <từ cổ> hết, toàn bộ, tất cả. Mấy của yêu đương đà chiếm được, lại mong chiếm cả hết hoà xuân. (Tự thán 81.8).
p. HVVD <từ cổ> rất, ở mức độ cao. Đạo đức hiền lành được mọi phương, tự nhiên cả muốn chúng suy nhường. (Bảo kính 128.2)‖ (Tùng 218.4), cả dùng dịch chữ đại dụng 大用.
góc 角
◎ Nôm: 谷 AHV: giác, lưu tích trong tam giác, tứ giác. Âm HTC: *krok (Baxter), *kruk (Lý Phương Quế), lưu tích thuỷ âm kép còn trong từ song tiết hoá: 角落 (Giác lạc). AHV: giác.
dt. HVVD mé rìa (của một không gian). Góc thành nam, lều một căn, no nước uống, thiếu cơm ăn. (Thủ vĩ ngâm 1.1, 1.8). Tiếng Hán chỉ dùng góc cửa (門角), góc tường (墙角).
gốc 縠
◎ Nôm: 谷 Đọc âm PHV, AHV: hộc, hộc cho âm vóc (HHV) trong vải vóc; thanh phù cốc gần với gốc. ngũ thiên tự ghi: “Hộc 縠: là bả” [Huệ Thiên 2006: 573]. Sách Tăng Vận ghi: “The gấm gọi là gốc, dùng tơ mịn mà dệt nên” (縐紗曰縠,紡絲而織之 trứu sa viết hộc, phưởng ti nhi chức chi) phiên khác: cóc (TVG, ĐDA). Nay theo Schneider.
dt. HVVD <từ cổ> (vải) dệt từ sợi thô, “tơ gốc: cặn kén” [Béhaine 1773: 180], “tơ gốc: fex bombycis” [Taberd 1838: 181], “tơ cặn: kén ươm rồi còn cái bã” [Paulus của 1895: 388]. Miệt bả hài gai khăn gốc, xênh xang làm mỗ đứa thôn nhân. (Mạn thuật 33.7)‖ Vấn khăn gốc đen sì (Nguyễn Hãng - Tịch cư ).
hiềm 嫌
◎ Các đồng nguyên tự: hềm, hèm (tên hèm), khem (kiêng khem). hềm vì đó ý phụ đây, non nhân nước trí vui vầy mới xuê. cd tục tự: 嫌.
đgt. HVVD <từ cổ> e, ngại, sợ. Thơ đới tục hiềm câu đới tục, chủ vô tâm ỷ khách vô tâm. (Ngôn chí 5.5, 10.7, 13.7)‖ (Mạn thuật 33.3)‖ (Trần tình 38.8)‖ (Tự thán 71.3, 76.1, 105.3, 115.4)‖ (Bảo kính 130.5, 134.3)‖ (Cúc 240.3). x. trách hiềm.
hoà 和
k. <từ cổ> và. Tơ tóc chưa hề báo sở sinh, già hoà lú, tủi nhiều hành. (Tự thán 80.2, 90.2)‖ (Liên hoa 243.1)‖ Tốt hoà tươi. (Dương 247.2).
k. <từ cổ> mà. Trẻ hoà sang ấy phúc, già được lọn là tiên. (Thuật hứng 53.5)‖ (Bảo kính 156.5).
đt. HVVD <từ cổ> cả, tất cả, thảy. Chim đỗ tổ dìn còn biết mặt, hoa nen rừng thấy hoà hay danh. (Tức sự 123.4)‖ (Bảo kính 172.4)‖ (Giới nộ 191.4)‖ (Trư 252.3). x. hết hoà (hết cả). (Tự thán 81.8). Cả hoà = cả và.
p. HVVD <từ cổ> vừa…vừa. Phú quý lòng hơn phú quý danh,thân hoà tự tại, thú hoà thanh. (Tự thán 83.2).
p. HVVD <từ cổ> đều. Có khuở giang lâu ngày đã tối, thuyền hoà còn dỏi tiếng tranh tranh. (Tức sự 123.8) ‖ (Tích cảnh thi 207.2) ‖ cn đều hoà. Nói thôi nước mắt nhỏ sa, anh em trân bửu đều hoà khóc than (Dương từ hà mậu, c. 2751).
đt. <từ cổ> nhiều. Một cơm hai việc nhiều người muốn, hai thớ ba dòng hoà kẻ tham. (Bảo kính 173.6).
hào 豪
tt. phóng khoáng, nghĩa hiệp, như trong hào sảng, hào mại.
tt. HVVD <từ cổ> bừng khởi, phấn phát. Khó khăn thì mặc, có màng bao, càng khó bao nhiêu chí mới hào. (Thuật hứng 66.2)‖ Tài tuy chăng ngõ, trí chăng cao, quyền đến trong tay chí mới hào. (Tự thán 89.2)‖ làm trai năm liệu bảy lo mới hào. cd
hết 歇
Thuyết Văn 說文: 歇息也 (hiết: dứt vậy). AHV: hiết. Ss các đối ứng hét (Mường, Thổ), hít (Mày, Rục), hot1 (Thà Vưng) [TT dõi 1996: 267], het (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 226].
đgt. không còn. (Mạn thuật 30.5)‖ (Tự thán 74.6, 76.2)‖ (Bảo kính 159.1)‖ Xa hoa lơ lửng nhiều hay hết, hà tiện đâu đang ít hãy còn. (huấn nam 192.3).
② tr. HVVD cả, thảy. Làm người chẳng có đức cùng tài, đi nghỉ đều thì kém hết hai. (Ngôn chí 6.2, 8.6)‖ (Mạn thuật 26.7, 32.7, 36.7)‖ (Tự thán 72.8, 78.1, 81.8, 82.7, 88.2, 89.5, 106.7)‖ (Tự thuật 120.4)‖ (Bảo kính 128.3, 142.8, 179.1)‖ (Lão mai 215.7)‖ (Đào hoa 231.1)‖ (Thái cầu 253.7). (Tức sự 126.8). x. đều hết.
p. HVVD rất, cực, dịch chữ tận. x. hết khoẻ, hết kính, hết tấc. 181.2.
liền 連
lt. HVVD liền, ngay lập tức. Má đào phai hết bởi xuân qua, nẻo lại đâm thì liền luống hoa. (Đào hoa thi 231.2).
lìa 離
◎ Nôm: 离 Đọc âm THV. AHV: li.
đgt. rời, rời xa. Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân, lưởng thưởng chưa lìa lưới trần. (Mạn thuật 33.2)‖ (Tự thuật 118.7)‖ (Bảo kính 135.4).
đgt. HVVD mất. Trụ trật quốc gia vì Đát Kỷ, Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi. (Giới sắc 190.4).
lù cù 老耉
◎ Nôm: 󰔄句 dt. HVVT AHV: lão củ. lão: người già trên bảy mươi tuổi, củ: già cả. lão củ: người già nói chung. Sau có biến thể là lụ khụ, lù khù. (ngu cú). 󰔄 (sic) < 𪪏. Nguyên chữ ngu 虞 và chữ lự 慮 đều có tục tự là 𪪏, cũng giống như chữ đức 德 chữ thương 傷 chữ sức 飭 đều có chung tục tự là 𱐩. Trong quá trình truyền bản đã có lần chữ 𪪏 được phồn hoá nhầm thành 虞. x. lừ cừ.
tt. HVVT HVVD <từ cổ> vẻ già nua, da mồi, dáng còng, “lủ cụ: người già lưng rất còng. còm lưng cùng một nghĩa”[Rhodes 1651: 140]. Bề sáu mươi dư tám chín thu, lưng gày da sảy, tướng lù cù. (Ngôn chí 15.2).
lưới thưới 𢅭𢄌
◎ Nôm: 䋥洒 AHV: lái sái. Sách Loại Thiên ghi: “Âm sư hãi thiết, si thượng thanh. Lái sái: áo rách.” (師駭切,篩上聲。𢅭𢄌,衣破也). Chữ sái còn cho âm đọc nữa là rưới trong từ rách rưới. Chữ lái sái còn để lại lưu tích trong từ lái xái hay lài xài “déchiré, déguenillé” [Bonet 1889: 333]. “lang thang lưới thưới: bộ rách rưới quá”[Paulus của 1895: 603], “lưới thưới: déguenillé” [Génibrel 1898]. Khảo dị: bản B ghi “rách rưới”. Phiên khác: lướt thướt (TVG), lái xái (ĐDA), rách rưới (Schneider), sếch sác: không chú nghĩa (BVN). Nay theo cách phiên của nhóm MQL, nhưng phân xuất nghĩa khác do ngữ cảnh, tạm xác định đây là nghĩa dẫn thân theo lối Việt dụng. x. la ỷ.
tt. HVVD <từ cổ> bộ giăng mắc phất phới, vẻ mậu thịnh. La ỷ lấy đâu chăng lưới thưới, hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng. (Thuật hứng 68.3). lái xái, lái sái, lưới sưới, lưới rưới, lài xài.
măng tằng 瞢䁬
◎ Nôm : 恾曾. Phiên khác: màng tang: vùng thái dương chỗ tai giáp trán (TVG), mang từng (VVK), mằng tằng (ĐDA, Schneider), mằng tăng (MQL). Nay theo gợi ý của nhóm MQL, sửa là “măng tằng”. Xét, chữ 瞢 có AHV là “măng”, thường quen đọc là “manh” trong “thong manh” (mù dở). Chữ “tằng 㬝”: sách Quảng Vận ghi “tạc lăng thiết” (昨棱切), Tập Vận ghi: “Âm tằng” (音層), sách Loại Thiên ghi: “Măng tằng: mắt mờ không được sáng” (瞢㬝目不明貌) [Khang Hy Tự Điển 2006: 905].
đgt. HVVD <từ cổ> lờ mờ, nhá nhem, chạng vạng tối, mơ hồ. Sách Tự Đức Thánh Chế Tự Học có câu: măng tằng con mắt lem hem [chuyển dẫn MQL: 863]. Non tây bóng ác đã măng tằng, dìn đỉnh tùng thu vãng chừng. (Tự thán 98.1). Ai xui nên nỗi măng tằng, lòng dùng phảng phất dưới trăng vật vờ. (Thiên Nam Ngữ Lục c. 7179).
nghèo 堯
◎ Nôm: 嶤 / 𠨪
tt. <từ cổ> cao, xa. Sách Thuyết Văn ghi: “Nghiêu: cao, chữ 垚 ở trên bộ ngột, trỏ vừa cao vừa xa”(高也。从垚,在兀上。高遠也). Sách Bạch Hổ Thông ghi: “Nghiêu: còn viết là 嶢. Nghiêu nghiêu 嶢嶢: dáng cực cao” (堯猶嶢也。嶢嶢,至高貌). Tử tái đường nghèo lòng mựa ngây. (Nhạn trận 249.8).
tt. HVVD <từ cổ> nguy hiểm, lưu tích trong từ hiểm nghèo, ngoằn nghèo (ngoèo), ngặt nghèo, bệnh nghèo, nghèo nàn, thì nghèo [Taberd 1838: 339]. Lòng người tựa mặt ai ai khác, sự thế bằng cờ, bước bước nghèo. (Mạn thuật 32.6)‖ (Thuật hứng 46.5)‖ (Bảo kính 131.6, 144.8).
nhọc 辱 / 𢟲
◎ Nôm: 辱
tt. đgt. mệt mỏi, cực khổ [Paulus của 1895: 749]. (Thuật hứng 55.2, 64.4). Nhọc nhằn. Mỏi nhọc. Mệt nhọc. Nhọc công. Nhọc sức [Taberd 1838: 362]‖ (Tự thán 82.1, 85.1)‖ (Bảo kính 129.2)‖ Nẻo khỏi tiểu nhân quân tử nhọc, dầu chăng quân tử tiểu nhân loàn. (Bảo kính 133.3), dịch câu 無野人莫養君子無君子莫治野人 vô dã nhân mạc dưỡng quân tử, vô quân tử mạc trị dã nhân (Mạnh Tử- đằng văn công thượng)‖ (135.8, 146.6, 172.7, 177.6)‖ (Giới nộ 191.2).
đgt. HVVD <từ cổ> làm cho mệt nhọc, làm phiền đến, ảnh hưởng từ cấu trúc sử động trong văn ngôn. Sách Luận Ngữ thiên Tử Lộ ghi: “Đi sứ tứ phương, chẳng làm nhục đến mệnh vua” (使于四方,不辱君命 sứ vu tứ phương, bất nhục quân mệnh). Truyền tin chẳng lọ nhọc thanh đồng, cổi lòng xuân làm sứ thông. (Thái cầu 253.1).
nài 奈
đgt. <từ cổ> đối phó, xử trí. vô kế nại 無計奈 (không có cách gì để đối phó). Được thua cứ phép làm thằng mặc, cao thấp nài nhau tựa đắn đo. (Bảo kính 152.4).
đgt. HVVD <từ cổ> nề, trại âm của nại. “nại: chịu, nài. Chẳng nài: chẳng kể chi, chẳng nệ, chẳng lấy làm đều. Nhẫn nại.” [Paulus của 1895: 677]. Tính tình nào đoái bề ong bướm, tiết muộn chăng nài khuở tuyết sương. (Cúc 216.6).
đgt. HVVD đòi, “này nỉ, xin hoài” [Paulus của 1895: 677]. Ngẫm hay sự thế nhẹ bằng lông, ăn uống chăng nài bổng Vệ công. (Lão hạc 248.2).
nài bao 奈包
đgt. HVVD <từ cổ> đòi chi, cần chi. Tiêu sái tự nhiên nhẹ hết mình, nài bao ngôi cả áng công danh. (Tự thán 78.2).
nài chi 奈之
đgt. HVVD <từ cổ> không cần, cần chi, như nài bao, chẳng nài [Paulus của 1895: 677]. Bữa ăn dầu có dưa muối, áo mặc nài chi gấm là. (Ngôn chí 4.4)‖ (Thuật hứng 67.6)‖ (Tự thán 110.3)‖ (Bảo kính 141.4).
năng 能
đgt. HVVD siêng, chăm. Chớ lấy hại người làm ích kỷ, hãy năng tích đức để cho con. (Bảo kính 149.6).
phiên 片
◎ Phiên khác: phên: phiến sách, quyển sách (PL). Xét, “phên” là âm Việt hoá của “phiên” (藩) là tấm đan bằng tre để đựng đồ hoặc che nắng, hay làm hàng rào, như phên liếp, phên giậu. Sách Kinh Dịch quẻ Đại tráng ghi: “Dê cừu húc phên giậu” (羝羊觸藩).
dt. HVVD lượng từ của sách, đọc theo thanh bằng cho hợp vận. Sách một hai phiên làm bậu bạn, rượu năm ba chén đổi công danh. (Tự thán 80.5).
phiến 片
dt. HVVD <từ cổ> lượng từ của sách, như chữ cuốn, quyển. Ss tiếng Hán “phiến” không được dùng làm lượng từ cho “sách”, mà chỉ dùng cho những vật mỏng, hình lá như “phiến phàm” (lá buồm),… chữ “phiến đá” trong tiếng Việt cũng là một cách Việt dụng. Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. (Ngôn chí 3.4, 18.3)‖ (Tự thán 79.3, 80.5, 82.4)‖ (Tự thuật 114.5)‖ (Bảo kính 150.8).
phỉ 庀
◎ Nôm: 丕 AHV: phỉ (đủ). Sách Ngọc Thiên ghi: “Phỉ: đủ vậy” (庀具也). Sách Tả Truyện có câu: “tử mộc nước sở khiến cho thu đủ số binh khí” (楚子木使庀賦), lời sớ viết rằng: “khiến cho việc thuế được đủ” (治之使具也). Sau, “phỉ” dùng làm động từ với nghĩa “chuẩn bị cho đầy đủ”, như “phỉ tài” (chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu), “phỉ công” (chuẩn bị đủ thợ thuyền).
đgt. HVVD <từ cổ> “phỉ: đủ, đầy, no đủ, vừa khẳm. Phỉ chí. Phỉ ý. Phỉ lòng. Phỉ dạ: được như ý, thỏa tấm lòng phỉ nguyền: được như lòng sở nguyện” [Paulus của 1895: 811]. “thỏa, thỏa mãn” [Vương Lộc 2001: 132]. Vua Nghiêu Thuấn dân Nghiêu Thuấn, dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền. (Tự thán 74.8)‖ (Thuật hứng 53.4)‖ (Bảo kính 143.6). chơi cho phỉ chí tang bồng (Nguyễn Công Trứ - quân tử cố cùng).
quang 光
tt. HVVD quang quẻ, sạch sẽ. Cây cụm chồi cành chim kết tổ, ao quang mấu ấu cá nên bầy. (Ngôn chí 11.6).
tt. HVVD thông thoáng, không trở ngại. Gió gấp hay là cỏ cứng, đục nhiều dễ biết đường quang. (Tự thán 93.6).
quanh 縈
◎ Nôm: 觥 Tập Vận, vận hội: “quyên doanh thiết, âm quanh” (娟營切,𠀤音褮). AHV: oanh. 縈 nghĩa gốc là “quấn quanh, vòng quanh, trói”. Đồng nguyên tự: quành (đgt. quay lại; dt. khúc quanh). Ss đối ứng: cuột quạnh (thái) [HT Nghịch 1990: 78].
tt. HVVD trái với trực (thẳng). Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, lòng người quanh nữa nước non quanh. (Bảo kính 136.4).
rân 轔
◎ Nôm: 噒 âm THV. AHV: lân (tiếng ầm ĩ của bánh xe).
tt. HVVD <từ cổ> (tiếng kêu, khóc) náo động, om sòm. “rân: om sòm, rần rộ. la rân: la om sòm. Dạ rân: dạ om sòm. nói rân: nói lớn đại, nói om sòm. khua miệng rân: khua miệng om sòm. khóc rân: khóc om sòm” [Paulus của 1895: 860]. Thục Đế để thành trêu tức, phong vương đắp luỹ khóc rân. (Điệp trận 250.6). “la rân đi: multorum clamores” (tiếng la của nhiều người) [Béhaine 1773: 398].
rập 立
◎ Nôm: 立
đgt. HVVD giúp, lưu tích trong giúp rập. Thờ cha lấy thảo làm phép, rập chúa hằng ngay miễn cần. (Bảo kính 184.4). Rập đời nên đấng anh hào, bắc chống họ tào, tây chống họ lưu. (Thiên Nam c. 1965).
rắp 立
◎ âm THV của lập. Âm HTC: c-rjəp (Baxter). Lưu tích còn thấy trong cặp lập tâm 立心= rắp tâm.
đgt. HVVD định, toan. Rắp tới, đã chăng hay chốn tới; hầu đi, lại chửa biết đường đi. (Tự thán 100.5)‖ (Bảo kính 151.4).
rằng 令
◎ Nôm: 浪 âm THV của lệnh. Âm HTC: *c-rjen (Baxter), *ren (Trịnh Trương Thượng Phương), *reŋ [Schuessler 2007: 361]. AHV: lịnh, lệnh.
đgt. HVVD nói, bảo, (nghĩa gốc là sai bảo, ra lệnh). Rảng rảng người rằng chuông ấy thạch, dộng thì cũng có tiếng coong coong. (Thuật hứng 61.7)‖ (Tự thán 72.7, 76.2)‖ (Bảo kính 137.8, 183.1).
k. từ biểu thị nội dung nêu ra ở phía sau là thông tin đang đề cập đến, đứng sau một số động từ như bảo, hiềm. Sự thế dữ lành ai hỏi đến, bảo rằng ông đã điếc hai tai. (Ngôn chí 6.8)‖ (Tự thán 71.3)‖ (Tức sự 124.7)‖ (Mai 214.7)‖ (Cúc 216.3).
đgt. HVVD là. Thế những cười ta rằng đứa thơ, dại hoà vụng nết lừ cừ. (Tự thán 90.1)‖ (Tự thuật 113.6)‖ (Tích cảnh thi 204.3) Tuy rằng (Thuật hứng 56.4)‖ (Bảo kính 174.1).
rặng 嶺 / 岭
◎ Nôm: 𱣌 rặng là âm THVcủa lĩnh, vào quãng trước đời Hán, lưu tích còn trong rặng núi (dãy núi). Tô Thức trong bài Đề tây lâm bích có câu: “Trông ngang thành rặng núi, trông trắc diện thì thành một đỉnh núi, xa gần cao thấp chẳng như nhau.” (横看成嶺側成峰,遠近高低各不同 hoành khan thành lĩnh trắc thành phong, viễn cận cao đê các bất đồng). Kiểu tái lập: *reŋ. dặng. Đây là chữ Nôm ghi cách đọc từ cuối thế kỷ XVII về sau, khi d- r đã xoá nhãn.
dt. HVVD <từ cổ> dãy, hàng. Nô bộc ắt còn hai rặng quýt, thất gia chẳng quản một con lều. (Mạn thuật 24.5).
rặt 列
◎ Nôm: 別 âm THV của liệt. Âm HTC: *[b]red (Phan Ngộ Vân), *red (Trịnh Trương Thượng Phương), *c-rjet (Baxter). AHV: liệt (tất cả các), như liệt quốc, liệt vị. (sic).
tt. HVVD toàn, chỉ có. Nhà ngặt túi không tiền mẫu tử, tật nhiều thuốc rặt vị quân thần. (Mạn thuật 29.6), chữ rặt đối với chữ không. bụng ông rặt những máy đồng hồ (tú xương - vị thành giai cú 3a).
thiên nhan 天顏
dt. HVVD tiếng Hán nghĩa là dung nhan thiên tử, ở đây thiên nhan được dùng với nghĩa vẻ trời. Điệu khiếp thiên nhan chăng nỡ tịn, lui thuyền lãng đãng ở trên dòng. (Thuỷ trung nguyệt 212.7).
thêu 縧
◎ Nôm: 絩 Ss đối ứng: séo (Tày) [HTA 2003: 464]. NN San (2003b: 178) cho rằng nguyên từ của thêu 繡. Xét, là nguyên từ của thùa. Nay đề xuất.
đgt. HVVD thêu thùa. Cơm ăn chẳng quản dưa muối, áo mặc nài chi gấm thêu. (Thuật hứng 67.6)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.2). x. thao.
thăm thinh 探聽
◎ Nôm: 探𱑠 (厂+咱), tục tự của 廳, thông với 聽. AHV: thám thính.
đgt. HVVD <từ cổ> thăm thú, âm đọc trại của thám thính (dò xét, nghe ngóng). Lạc Dương khách ắt thăm thinh nhọc, sá mựa cho ai quảy đến bên. (Tảo xuân 193.7).
thửa 所
◎ Đọc âm HHV [NN San 2003b: 178]. AHV: sở.
dt. <từ cổ> chốn. yến thửa: bữa tiệc, như trị sở (thửa): nơi xử lý các việc công. Yến thửa Dao Trì đà có hẹn, chớ cho Phương Sóc đến lân la. (Đào hoa 231.3).
HVVD mảnh ruộng. Ruộng nhiều quê tổ năm ba thửa, tạc tỉnh canh điền tự tại nhèn. (Bảo kính 140.7).
ht. <từ cổ> có chức năng danh hoá từ đứng sau nó. Thửa cầu. (Bảo kính 162.2). Thửa cầu: cái đang tìm kiếm‖ (Thuật hứng 58.7), thửa trách: sự trách cứ‖ (Tự thán 74.8). thửa nguyền: cái mong ước‖ (Tự thán 106.1), thửa nuôi: sự nuôi nấng‖ Thửa tranh. (Tự thuật 113.8)‖ (Bảo kính 164.7), thửa được: cái được‖ (Bảo kính 177.5), thửa làm: việc mà mình đã thực hiện‖ Thửa việc điều canh bội mấy phần. (mai 214.8)‖ Thửa dùng. (Trư 252.2).
đt. <từ cổ> đại từ sở hữu, của mình. (Tự thuật 119.7), thửa phận : phận mình ‖ Làm người thì chử đạo Trung Dung, khắn khắn răn dỗ thửa lòng. (Tự giới 127.2), thửa lòng: lòng mình‖ (Bảo kính 175.2)‖ (Mộc hoa 241.3)‖ Thửa danh. (Liên hoa 243.2).
trần trần 陳陳
tt. nói rút gọn từ câu trần trần tương nhân 陳陳相因. trần: cũ, nhân: tích tụ. Ban đầu trỏ lương thực tích trữ trong kho, hết mùa này rồi lại bổ sung tiếp mùa khác. Sách Sử Ký phần Bình Chuẩn Thư ghi: “Thóc trong kho lớn, tích chứa tầng tầng.” (太倉之粟,陳陳相因). Sau trỏ những cái gì tích tập như cũ mà nhất định không chịu thay đổi hay cách tân.
tt. HVVD đgt. <từ cổ> khư khư, khăng khăng, nhất định không chịu thay đổi. Tính ắt trần trần nẻo sinh, ngại đòi thì thế biến nhiều hành. (Tự thuật 113.1)‖ Trần trần mựa cậy những ta lành, phúc hoạ tình cờ xảy chửa đành. (Bảo kính 136.1)‖ Ngu dại trần trần tính đã quen (Bạch Vân Am thi tập, b.41)‖ Trần trần như cuội cung trăng, biết rằng cha mẹ có bằng lòng không (cd).
tăm 沁
◎ Nôm: 沁 Đọc âm PHV. AHV: tấm. Nghĩa gốc là “dùng vật ném xuống nước để thăm dò độ nông sâu”. Hàn Dũ có thơ rằng: “nghĩa thuỷ tuy rất gần, nhưng trộm cướp chẳng dám xuống” (義泉雖至近,盜索不敢沁) chú rằng: “người phương bắc lấy vật ném xuống nước gọi là tấm” (北人以物探水爲沁). Ý nói rằng, nhìn tăm nước để ước lượng độ sâu. Như vậy, tăm gốc Hán, bóng, bột gốc Việt.
dt. HVVD bong bóng nhỏ. Hang thỏ trầm tăm Hải Nhược, nhà giao dãi bóng thiềm cung. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.3).
uốn 彎
◎ Nôm: 𱚆 / 𭓩 / 揾 AHV: loan [Maspéro 1912: 37; NĐC Việt 2011: 15]. Âm phiên thiết: “ô oan” (Đường vận, Tập Vận, vận hội). Âm HTC: ʔruan (Lý Phương Quế), ʔron (Baxter). Âm HTrC: wan (Pulleyblank, Vương Lực). Như vậy, âm “loan” có khả năng xuất hiện trước đời Đường. Đối ứng -ua- (AHV) -uô- (THV): 販 phán/ bán buôn, 脫 thoát tuột, 拐 quải cuội,… [NĐC Việt 2011: 17]. Ss đối ứng uən (29 thổ ngữ Mường), wən (1) [NV Tài 2005: 285]. (sic), 𭓩 (sic< 宛), 揾.
đgt. nghĩa gốc là căng dây cong cánh cung để bắn (như chữ 彎弓), chuyển nghĩa “làm cho cong”. Thương cá thác vì câu uốn lưỡi, ngẫm ruồi chết phải bát mồ hòn. (Bảo kính 182.3).
đgt. (dẫn thân) khom lưng cong mình. (Mạn thuật 36.6)‖ Phú quý thì nhiều kẻ đến chen, uốn đòi thế thái tính chưa quen. (Bảo kính 140.2, 162.1). Mạc Đĩnh Chi trong bài Quá bành trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư có câu: “Vì mấy đấu gạo mà khom lưng, thà treo ấn từ quan lộc”(斗米肯折腰,解印寧辭祿 đẩu mễ khẳng chiết yêu, giải ấn ninh từ lộc).
đgt. HVVD nắn thành, tạo nên. Trời phú tính, uốn nên hình, ắt đã trừng trừng nẻo khuở sinh. (Tự thán 96.1).
vằn 文
◎ Nôm: 𤝋 / 蚊 AHV: vân, AVH: văn. [Huệ Thiên: 241-245]. Các bản phiên trước đây đều hiểu vằn là con chó. Nay đề xuất.
dt. HVVD <từ cổ> mèo mướp có lông vằn vện. Ao bởi hẹp hòi, khôn thả cá, nhà quen thú thứa, ngại nuôi vằn. (Thủ vĩ ngâm 1. 6). (Miêu 251.1).
đo 度 / 都
◎ “đo” là âm HHV; “đạc” là âm THV, Ss với âm HTC dâk [Schuessler 2007: 218] qua ngữ liệu Kinh Thi. AHV: độ. 都. Ss đối ứng tɔ, dɔ (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 214]. Như vậy, “đo” là từ hán Việt-Mường giai đoạn trung đại.
đgt. đo đạc. Sách Tiền Hán thiên Luật lịch chí ghi: “Số đo [gồm] phân, tấc, thước, trượng, dẫn, là để đo vắn dài vậy” (度者,分寸尺丈引也,所以度長短也). Dợ nọ có dùi nào có đứt, cây kia toan đắn lại toan đo. (Bảo kính 176.4).
đgt. HVVD liệu, cân nhắc. Tuồng nay cốc được bề hơn thiệt, chưa dễ bằng ai đắn mới đo. (Ngôn chí 20.8).
đoạn 段
◎ Tiếng Hán, “đoạn” chỉ làm lượng từ cho vải vóc. Ví dụ: “một đoạn vải dài hai thước” (二尺長的一段布).
dt. HVVD khúc, chặng, quãng. “đoạn: một khúc, một lối, một phần. Đoạn sách: một lối sách. Đoạn dây: một khúc dây. Đi một đoạn: đi một chặng, một đỗi” [Paulus của 1895: 309]. Phồn hoa một đoạn tỉnh mơ, mẽ chuông tàn cảnh sất sơ. (Tự thán 108.1). cn đau đòi đoạn..
đàng 唐
◎ Nôm: 塘 Lối thần đạo dùng để đi vào miếu đường hoặc tông miếu thời xưa. Sách Nhĩ Nhã ghi: “Lối trong miếu thì gọi là đường” (廟中路謂之唐). Kinh Thi phần Trần phong bài Phòng hữu thước sào có câu: “đường giữa lát gạch” (中唐有甓). Ss đối ứng taŋ¹ (nguồn), taŋ¹ (Mường bi), tjaŋ¹ (Chứt), kama (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 234].
dt. HVVD đường. Túi thơ bầu rượu quản xình xoàng, Quảy dụng đầm hâm mấy dặm đàng. (Ngôn chí 9.2). QATT gieo cả ai vần -ang và -ương. Rhodes [1994: 68] cũng ghi nhận cả hai biến thể đàng - đường, nhưng coi đàng là âm phổ biến hơn. x. đường.
đáo để 到底
đáo để trong tiếng Hán nghĩa là cuối cùng, rốt cuộc.
p. HVVD <từ cổ> “cùng tột, hết cách” như “lo đáo để: lo hết thế. kiếm đáo để: kiếm khắp nơi.” [Paulus của 1895: 275]. Chàu mấy kiếp, tham lam bấy, sống bao lâu, đáo để màng. (Thuật hứng 55.4)‖ (Tự thuật 117.8)‖ Thương chàng đáo để xót xa. (phương hoa, c. 318).
đãi đằng 待等
◎ Nôm: 代𬟙 AHV: đãi đẳng, đảo âm của đẳng đãi. tái sanh duyên có câu: “đợi đến trời sáng hãy tính kế lo liệu tiếp” (待等天明巧計再安排). Đây là từ vựng của tiếng Hán trung đại, có khả năng vay mượn ngôn ngữ kinh kịch từ đời Tống về sau.
đgt. HVVD <từ cổ> nói chuyện, giãi bày tâm sự. Thề cùng vượn hạc trong hai ấy, thấy có ai han chớ đãi đằng. (Mạn thuật 23.8)‖ Tình xuân dễ chẳng đãi đằng. (trinh thử c. 411)‖ Thẹn riêng chưa dám tiếng tăm đãi đằng. (ngọc kiều lê c. 1842)‖ Người buồn người biết đãi đằng cùng ai cd
đấng 等
◎ Tiếng Hán nghĩa là: các vị, những người được nhắc đến ở trên (từ chỉ số nhiều), ví dụ lão ấu thượng hạ đẳng. đớng [Rhodes 1651].
dt. HVVD <từ cổ> cái, vật. Ở thế đấng nào là của trọng, vui chẳng đã đạo làm lành. (Tự thán 99.7).
dt. <từ cổ> loại. Sinh đấng trung đà phúc đức thay, chẳng cao, chẳng thấp miễn qua ngày. (Bảo kính 146.1), đấng trung: bậc tầm tầm ở giữa, không cao cũng không thấp.
dt. HVVD <từ cổ> loại từ chỉ người (dùng chung cho cả sang hèn, khinh trọng). Trí qua mười mới khá rằng nên, ỷ lấy nho, hầu đấng hiền. (Bảo kính 183.2)‖ Quỹ đông cho thức xạ cho hương, tạo hoá sinh thành khác đấng thường. (Cúc 217.2)‖ hoặc có bậc sinh ra làm đấng thánh cùng đấng hiền với đấng ngu cùng đấng trí chưng trong tam giới (Tuệ Tĩnh - Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 6a)
đằm 沈
◎ Nôm: 潭 Đọc âm THV.
đgt. HVVD đắm mình trong. Đằm chơi bể học đã nhiều xuân, dời đến trên an nằm quải chân. (Nghiễn trung ngưu 254.1). x. trầm.
đốc 篤
tt. HVVD <từ cổ> dày, lắm. Sách Nhĩ Nhã ghi: “Đốc: dày” (篤,厚也). Hoa nẩy cây nên, khuở đốc sương, chẳng tàn chẳng cỗi, hãy phong quang. (Lão mai 215.1).
đồi 堆
◎ Nôm: 頽 AHV: đôi. Ss đối ứng tol, dol (15 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 216]. Đây là từ hán Việt-Mường. Ss đối ứng đoi trong tiếng thái như đoi inthanon, đoi suthep, đoi khuntan, đoi chiêng dao, đoi tung, thành ngữ chao khao chao đoi (người núi người đồi) [An Chi 2006 t5: 320- 321].
dt. HVVD đống, trong đồi núi. nguyên nghĩa trong tiếng Hán là một động từ với nghĩa “bồi, đắp” hoặc là cái đụn cát được bồi đắp ở giữa sông hoặc ven sông, “堆沙堆” (quách phác) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 454], nghĩa này còn đối ứng trong tiếng Việt là doi (doi gốc Hán, cồn gốc Việt), rồi chuyển thành lượng từ, như câu: “dồn nên nghìn đống đất” (卷起千堆雪) [Tô Thức - niệm nô kiều]. Tiếng Việt xưa nay không phân biệt đồi, núi, đống, gò. Ví dụ: đống đa (núi đất có nhiều cây đa) còn được gọi là loa sơn, nay gọi là gò đống đa. Xét, đồi (堆) - (丘) - đụn (墩) - sơn (山) là gốc Hán; núi - đống - ngàn - non là gốc Việt. Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh, cuốc chơi xuân khắp mọi đồi. (Ngôn chí 13.6).
đừng 停
AHV: đình. Đọc âm HHV. đình nghĩa gốc là dừng. đình > dừng, hư hoá thành đừng.
pt. HVVD chớ. Dỉ sứ chim xanh đừng chốc lối, bù trì đã có khí hồng quân. (Đào hoa thi 228.3).
bằng 平
◎ Nôm: 朋 Ss đối ứng: bặng (Tày) [HTA 2003: 34], băŋ, păŋ (26 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 176], bẵng [HT Nghịch 1990: 26] .
p. HVVD. như là, ngang với. Thân nhàn dầu tới dầu lui, Thua được bằng cờ, ai kẻ đôi. (Ngôn chí 13.2, 19.7, 20.2, 20.8, 22.2)‖ (Mạn thuật 30.3, 32.1, 32.6, 34.4, 36.7)‖ (Trần tình 37.8, 40.8, 45.1)‖ (Thuật hứng 46.5, 57.1, 63.2)‖ (Tự thán 71.4, 77.1, 79.2, 82.5, 91.3, 91.6, 97.5, 100.2)‖ (Tự thuật 117.5)‖ (Bảo kính 129.8, 138.5, 141.5, 162.1, 176.8, 180.7)‖ (Tùng 219.1)‖ (Mai thi 225.2, 226.4)‖ (Mộc hoa 241.1)‖ (Lão hạc 248.1).
cái 介
◎ Nôm: 丐, 𡛔 (thanh phù cái 丐). Âm phiên thiết: cổ bái thiết 古拜切 (Quảng vận) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 103], cư bái thiết, tịnh âm cái 居拜切,𠀤音戒 (Tập vận, Vận hội, Chính vận); AHV: giới.
tt. <từ cổ> lớn, to. Sách Nhĩ nhã ghi: “Cái: lớn vậy” (介大也). Kinh dịch ghi: “Nhận phúc lớn này, từ tiên Vương Mẫu” (受茲介福,于其王母), Vương Bật chua: (受茲大福) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 104]. Tiếng Việt còn bảo lưu một số từ như sông cái (>< sông nhánh), rễ cái (>< rễ phụ), cột cái (>< cột quân), đường cái (>< đường nhỏ), nhà cái,... Sau, mới chuyển thành danh từ với nghĩa (cái chủ, cái chính, kẻ đứng đầu, cầm trịch), như cầm cái, làm cái, bắt cái.
dt. HVVD. <từ cổ> mẹ [An Chi 2005 T2: 203], nghĩa này dẫn thân từ nghĩa “to, lớn”, như sông cái = sông mẹ [Paulus Của 1895: 90], do mẹ cũng có nghĩa tương tự: cái lớn cái nặng là mẹ, cái nhỏ cái nhẹ là con” [Từ hải, chuyển dẫn An Chi 2005 T2: 204]. Vì thế, cái đã chuyển dụng sang nghĩa “mẹ”, “giống cái”. (Ngôn chí 21.8). Nhắn bảo phô bay đạo cái con, Nghe lượm lấy, lọ chi đòn. (Huấn nam tử 192.1)‖ con dại cái mang tng. Đạo cái con: là đạo của con đối với mẹ, còn có biến thể đảo âm là “con cái”. Âm PVM: *ke? [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss đối ứng kaj (18 thổ ngữ Mường), maj (2 thổ ngữ), me (4 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 219], kạn (Katu) [NH Hoành 1998: 252]. Cái / gái - mái - mẹ là các từ đồng nghĩa/ gần nghĩa vào thời cổ, có khả năng nghĩa gốc đều trỏ “giống cái” hoặc “mẹ”. Mẹ / mạ / / me (媽), mụ (媒), u (媼) là từ gốc Hán, cái / gái gốc Việt-Mường, mái chưa rõ gốc, nạ - bầm gốc Việt.
dt. <từ cổ> âm cổ của gái, phái sinh từ nghĩa ②, “mẹ” > giống cái, con gái nói chung. “Con cái: con trai và con gái, chỉ dùng cho người” [Rhodes 1651: 51]. Thế sự trai yêu thiếp mọn, Nhân tình cái nhớ chồng xưa. (Bảo kính 179.6). “Lại cái: nguyên là đàn ông mà giả dạng đờn bà; không phải đực không phải cái” [Paulus Của 1895: 90].
mất 沒
AHV: một. 末. Ss đối ứng văt3 (Muốt), bət3* (Nà bái), vət3/6 (Chỏi), bət4 (Khẻn) [PJ Duong 2012: 9].
đgt. HVVD. hỏng, sai.Nguyên chữ một nghĩa là chìm (Thuyết văn), rồi dẫn thân thành “hết” (Kinh thi), tiếng Việt chuyển nghĩa thành mai một (tiêu hao) và mất (chết, không còn). Người cười dại khó ta cam chịu, Đã kẻo lầm cầm miễn mất lề. (Bảo kính 141.8)‖ Bằng rồng nọ ai phen kịp, Mất thế cho nên mặt dại ngơ. (Bảo kính 180.8). phb. trật, thất.
khôn 困
◎ Nôm: 坤 AHV: khốn, âm phiên thiết: “khổ côn thiết, âm khôn” (苦昆切,音坤). [Khang Hy tự điển: 217] Trong Hán văn, “khôn” / “khốn” trỏ việc “khốn khó”, “nghèo khốn”, “nguy khốn”, “nguy nan”. Vào tiếng Việt, ngữ tố này đã được hư hoá.
tt. HVVD. <từ cổ> khó, “khôn cùng: khó cùng, không cùng, không hết. Không kể: khó kể, không kể được. Khôn xiết: khó xiết, không hết, không kể cho cùng. Khôn ví: không lẽ sánh, khó sánh” [Paulus Của 1895: 499]. Kỳ, ký, nô, thai đà có đấy, Kẻ dìn cho biết lại khôn thay. (Tự thuật 112.8).
đgt. <từ cổ> khó có thể. (Thủ vĩ ngâm 1.5)‖ (Ngôn chí 6.6)‖ Cuốc cằn ước xáo vườn chư tử, Thuyền mọn khôn đua bể lục kinh. (Ngôn chí 7.4)‖ (Mạn thuật 36.6)‖ (Trần tình 37.3)‖ (Thuật hứng 49.6, 65.5 68.4)‖ (Tự thán 87.4)‖ (Tự thuật 113.4, 118.2)‖ (Bảo kính 137.3, 142.5, 150.4, 156.6, 180.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.3)‖ (Tích cảnh thi 199.1, 201.2)‖ (Thủy thiên nhất sắc 213.5)
p. <từ cổ> không [Paulus Của 1895: 499]. Chớ cậy sang mà ép nè, Lời chăng phải vuỗn khôn nghe. (Trần tình 44.2).
hề 奚
◎ Hề trong tiếng Hán là đại từ nghi vấn, “sao ngài không làm quan?” (子奚不為政?) [Luận ngữ].
p. HVVD. từ đứng sau phủ định từ dùng để nhấn mạnh. (Trần tình 37.2)‖ (Tự thán 80.1)‖ (Bảo kính 161.4)‖ Của chăng phải đạo, làm chi nữa, Muôn kiếp nào hề lụy đến thân. (Bảo kính 184.8).